CHỮ HÁN CỦA NGƯỜI VIỆT
VŨ TUẤN SÁN
I.
Nhân một câu trong Truyện Kiều
Không mấy ai không nhớ câu trong Truyện Kiều, khi Thúy Kiều nhận được thư của Sở Khanh:
Không mấy ai không nhớ câu trong Truyện Kiều, khi Thúy Kiều nhận được thư của Sở Khanh:
“Mở xem một bức tiên mai,
Rành rành Tích Việt có hai chữ đề.
Cứ trong ý tứ mà suy,
Ngày hai mươi mốt Tuất thì phải chăng ?”
Rành rành Tích Việt có hai chữ đề.
Cứ trong ý tứ mà suy,
Ngày hai mươi mốt Tuất thì phải chăng ?”
Sở dĩ
Thúy Kiều đoán được như trên, vì phân tích theo cách viết chữ (chiết tự) thì
chữ "tích" 昔 gồm chữ "trấp"
(nhị thập, tức 20, "nhất" 一 (một) và "nhật" 日 (ngày) ghép lại. Chữ "Việt" 越 gồm chữ "tẩu" 走 (chạy, trốn) và chữ "tuất" 戌 (giờ Tuất). "Tích Việt" rõ ràng có
nghĩa: chạy trốn vào giờ Tuất ngày 21. Nhưng tra Khang Hy tự điển(TĐKH), thì chữ
"Việt" 越 ở bộ "tẩu" 走 viết bằng chữ "tẩu" 走 cạnh chữ "việt" 戉 (một loại búa rìu thời cổ). Nếu là chữ
"tẩu" cạnh chữ "tuất", thì lại là một chữ khác, âm đọc
"hứa duật, huân nhập thanh", tức là chữ "huật", và có nghĩa
là "chạy" (tẩu). Từ điển còn ghi thêm: "khác với chữ Việt"
(dữ việt bất đồng). Tuy nhiên, từ trước, người Việt vẫn quen đọc là "Tích
Việt". Và Đại Việt sử ký toàn thư, sách quốc sử của cả nước,
nhan đề sách được in với chữ "Việt" gồm chữ "tẩu" bên chữ
"tuất" chứ không phải bên chữ "việt". Cuốn Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh (ĐDA) cũng
viết chữ "việt" với chữ "tuất" bên bộ "tẩu". Sách
được hiệu đính do hai bậc túc nho nổi tiếng đương thời là Phan Bội Châu (ký tên
Hạn Mạn Tử) và Thủ khoa Lâm Mậu (ký tên Giao Tiều - vì nhà ở gần đàn Nam Giao
thành Huế) (ghi theo lời khẳng định của nhà học giả Đào Duy Anh khi còn sống).
Như vậy có thể cho rằng, chữ "việt" của người Việt không phải là chữ
"việt" của người Hán. Các từ điển Hán Việt sau này như Từ điển Trung Việt của Văn Tân (VT),Hán Việt
tự điển của Thiều Chửu (TC) viết chữ "việt" đúng như ở
KHTĐ, nhưng không có chữ "huật" (tức chữ có bộ "tẩu" bên
chữ "tuất". Chữ này thực ra rất ít dùng. Trong TĐKH khi giải nghĩa
chữ này, không thấy ghi thí dụ trích ở sách cũ như thường thấy ở những chữ
khác. Các từ điển thông dụng của Trung Quốc như Từ Nguyên (TN), Từ Hải(TH), Vương Vân Ngũ Tứ giác đại từ điển (VVN) đều không ghi chữ
"huật". Như vậy, mặc dầu KHTĐ, bộ từ điển chính thức của Trung Quốc
ghi dưới chữ "huật" khác với chữ "việt", người Việt vẫn
viết chữ "việt" với chữ "tuất" bên cạnh bộ "tẩu"
mà không cho là viết sai.
Trường hợp vẫn là chữ Hán ghi trong KHTĐ, nhưng được người Việt dùng và đọc theo cách khác, như chữ "việt" nói trên, có thể coi là hiếm. Người viết bài này mới chỉ biết thêm một trường hợp nữa, chữ , viết với chữ tịnh 並 (ngang nhau, gồm) trên chữ kiến 見 (trông, nhìn). KHTĐ có ghi chữ này, nhưng ở phần Dị khảo cuối sách, ghi âm đọc là "cánh", không ghi nghĩa. Trung văn đại từ điển (TV) Q.30, bộ kiến 見 có chữ này và ghi "nghĩa chưa rõ". Sách viết Hán Nôm của ta thường viết chữ này thay chữ 競 (cạnh), có nghĩa là tranh giành, ganh đua. Sách viết tay Lịch triều danh phú (Thư viện Viện Hán Nôm, A.366), ở bài Tần cung phụ nữ, có câu "Sính thuyền quyên ư phấn hạp hương liêm, cạnh tú lệ duy châu ư cẩm trướng" (Lả lơi khách thuyền quyên nơi hộp phấn bình hương, ganh đua vẻ xinh tươi nơi màn châu trướng gấm). Chữ "cạnh" viết theo kiểu này đã khiến GS. Hà Văn Tấn, trong sách Trạng Quỳnh (cộng tác với Nguyễn Đức Hiền, Nxb. Văn học, Nxb. Thanh Hóa, 1987), khi dịch giới thiệu bài phú này đã phiên âm lầm thành "quan" (xem, nhìn), vì không thấy trong các từ điển thông dụng (Xem thêm Tạp chí Hán Nôm số 1-1988, biểu số 1, giữa trang 24-25, trong bài của GS. Trần Nghĩa Văn bản và giá trị học thuật của Hoan châu ký, chữ trên đã được đọc đúng là "cạnh".
II. Chữ Hán viết theo lối người Việt
Trường hợp chữ Hán được Việt hóa theo cách đọc và hiểu nghĩa như trên có thể nói là hiếm. Trường hợp chữ viết theo thể “thảo” nhưng theo cách riêng của người Việt nhiều hơn, có thể thấy ở nhiều sách viết tay hiện chiếm đa số so với sách đã được in ở thời kỳ trước. Sau đây là một số chữ còn thể coi là của riêng người Việt vì không thấy ghi trong sách dạy chữ thảo của người Trung Quốc. (Có nhiều sách thuộc loại này. Bài viết dựa vàoThảo từ vựng của Thạch Thụ Am, sách in tập hợp những chữ thảo của các nhà “thảo thánh” (bậc thánh về môn chữ thảo” từ đời Hán đến đời Minh, lời Hậu tự” cuối sách viết năm Càn Long thứ 52, Đinh Mùi (1787). Người viết xin lỗi nếu có những tư liệu khác về chữ thảo Trung Quốc phủ nhận những nhận xét trong phần viết về chữ thảo của người Việt).
Về vấn đề này, có thể quy vào mấy điểm chính sau đây:
1. Sử dụng hai chấm đặt bên trái và bên phải chữ đơn:
- ... 願 (nguyện), thay chữ “hiệt” (頁) bên phải.
- ... 欲 (dục), thay chữ “cốc” 谷 bên trái.
- ... 御 (ngự), thay bộ “sách” (彳) bên trái và bộ ‘ấp” (阝 ) bên phải.
- ... 秤 (xứng), thay bộ “hòa” 禾 bên trái.
2. Dùng nét 乙 đặt bên chữ đơn:
- ... 擇 (trạch), thay nửa phần trên chữ “dịch” ().
(sương), thay bộ “vũ” 雨 .
- ... 雪 thay bộ “vũ” 雨
3. Một số chữ thông dụng:
: 留 (lưu: giữ lại)
っ : 鄉 (hương: làng)
: 謂 (vị: hảo)
: 寰 (hoàn: bờ cõi rộng lớn)
: 得 (đắc: được)
: 爵 (tước: chức tước)
: 既 (ký: đã).
4. Có những chỗ tưởng chừng không hợp lý, như ở chữ 琷viết tắt của chữ 驢 (lư: con lừa), phần bên phải 卢có thể đọc là 廬 (lư) hay là 虞 (ngu), cả hai chữ đều được chấp nhận, có lẽ theo văn cảnh mà đoán được chữ, cũng như chữ , viết thay chữ 疆 (cương) nhiều nét hơn gấp bội. Đặc biệt có một chữ không hẳn là chữ thảo, có thể gọi là chữ “kép”, chữ () đọc thành hai chữ “quốc gia”, lấy chữ “gia” (nhà) viết trong khung chữ “vi” 囗 , lối viết cổ của chữ “vi” 圍 (vây) sau dùng làm một trong 214 bộ của TĐKH. Thành ngữ về kiến trúc “nội công ngoại quốc” thực có nghĩa: công trình bên trong hình chữ “công” 工 (hai ngôi nhà được nối nhau ở quãng giữa bằng một nhà cầu ngắn, thành hình chữ này), công trình bên ngoài hình chữ “vi” [囗] (hình vuông), ta đã đọc chữ này thành chữ “quốc”.
III. Cách đọc riêng biệt của người Việt đối với một số chữ Hán
Chúng ta ai cũng biết người Việt có cách đọc chữ Hán riêng biệt khác với cách đọc của chính người Hán. Các âm Hán Việt có thể nói tuyệt đại đa số dựa vào cách “phiên thiết” ghi trong TĐKH, tuy nhiên vẫn có một số nét độc đáo so với âm thanh phương Bắc.
1. Có sự phân biệt rõ ràng thanh bằng và thanh trắc, cơ sở của luật thơ, nhất là thơ Đường, đòi hỏi sự tôn trọng chặt chẽ niêm luật. Âm Việt phân biệt dễ dàng thanh bằng thanh trắc, dựa trên cách viết chữ Quốc ngữ, không dấu hay có dấu huyền là thanh bằng, các dấu còn lại là thuộc thanh trắc. Hệ thống âm thanh tiếng Trung Hoa hiện đại không cho phép đọc thuận tiện như vậy. Tỉ như âm “pào” khứ thanh, thuộc vần trắc, gồm bốn chữ, nếu đọc theo âm Việt thì sẽ có hai chữ âm “pháo” thuộc vần trắc là ( ) (to lớn) và 炮 (súng, pháo), nhưng lại có hai chữ âm “bào” thuộc vần bằng lái “泡 (bào: bọt nước) và (bào: mụn nước trên da). Hoặc âm “bao” thanh bình gồm những chữ đọc theo âm Việt: 褒 (bao, khen), 包 (bao: bọc) là hai chữ thuộc thanh bằng, nhưng có cả chữ 剝 âm Việt là “bác” (bóc, lột) tức thuộc thanh trắc (Từ điển Trung Việt, Nxb. KHXH, 1993). Do đó làm thơ Đường luật, người Trung Hoa phải tra Thi vận để biết chữ dùng thuộc thanh bằng hay thanh trắc, còn đối với người Việt thì không cần thiết.
2. Có một số chữ mà âm đọc hoàn toàn là của người Việt, khác với cách phát âm chính thức được ghi trong TĐKH. Thí dụ:
- Từ “Tự lực cánh sinh” Chữ Hán 更 (cánh) có hai cách đọc: “cánh” có nghĩa là “càng” như “cánh hảo” (càng tốt); cũng đọc là “canh” có nghĩa là sửa đổi như “canh tân” (đổi mới). Từ điển Trung văn có thành ngữ “tự lực canh sinh” (bằng sức mình thay đổi cuộc đời). Đương đại Hán Anh từ điển của Lâm Ngữ Đường) (LNĐ) và Hán ngữ từ điển (HN) ghi từ ghép “canh sinh” (geng sheng), không có từ ghép “cánh sinh” (gèng sheng). Nhưng người Việt thường nói “tự lực cánh sinh”, không nói “tự lực canh sinh”. Từ điển Tiếng Việt Hoàng Phê (HP) ghi “tự lực cánh sinh” và giảng: “Dựa vào sức mình để tự giải quyết những vấn đề khó khăn về đời sống, về kinh tế”. Giảng như vậy, thì đúng ra phải nói “canh sinh” hơn là “cánh sinh”.
- Có một chữ âm đọc hoàn toàn do người Việt đặt. Đó là chữ (呆). Chữ này được TĐKH giảng: đọc là “bảo”, dùng như chữ (保 ) (bảo: giữ gìn). Cũng đọc là “mỗ” là chữ cổ của “mỗ” (某) (đại từ phiếm chỉ). Và ghi rõ nay dùng như chữ (獃) “ngai” (ngu ngốc) Trung Hoa đại tự điển (ĐTĐ) cũng ghi như TĐKH. Các từ điển khác như TN, TH, TVĐTĐ đều chung quan điểm trên. Về các từ điển Hán Việt của ta, Đ DA ở vần “Ngai” ghi hai chữ (呆) và (獃) với nghĩa gần như nhau, không ghi âm “ngốc”. Từ điển Trung Việt của Văn Tân (VT) ở bộ khẩu 口 ghi chữ (呆), kèm âm “ai” của Trung văn, và âm “ngốc” của Hán Việt. TC ở chữ này cũng ghi âm “ngốc”. VNTĐ của Khai trí tiến đức (KTTĐ), ở vần “ngốc” ghi chữ Hán (呆 ) tức công nhận âm Hán Việt của chữ này. Có người cho rằng âm này xuất hiện sau khi Bảo Đại lên ngôi, bị giới trí thức Nho học dựa trên chiết tự gọi là “đại ngốc nhân” do chữ bảo (保 ) được viết với chữ (呆) “ngốc” ở bên cạnh chữ “nhân” đứng ( ). Nhưng trước đó, Đại Nam quốc âm ngự vị của Huỳnh Tịnh Của (HTC) in năm 1896, ở vần “ngốc” đã ghi chữ này, kèm ký hiệu “n” tức “coi như chữ Nôm”.
- Về chữ (未) TĐKH cho âm “vị” với hai nghĩa: là “chưa” và là “1 trong 12 chi”. Người Việt giữ âm này (vị) ở cả hai nghĩa, nhưng về nghĩa sau (1 trong 12 chi), thì thêm âm “mùi”, và âm này được thông dụng hơn. Người ta nói “năm Tân Vị” nhưng số đông gọi là năm Tân Mùi. Ca dao có câu: “Người ta tuổi Hợi tuổi Mùi, sao tôi lại chịu một đời tuổi Thân” (coi người tuổi Hợi, tuổi Mùi có số tốt hơn người tuổi Thân bị vất vả). Âm “mùi” không có trong các từ điển Trung Quốc. Từ điển ĐDA ghi âm “mùi” giảng là “vị thứ 8 trong địa chi” cũng đọc là “vị” và “mùi”. Từ điển HTC ở vần “mùi” cũng ghi chữ này với ký hiệu “c”, tức coi đây là chữ Hán. Tại sao lại thêm âm “mùi” bên cạnh âm “vị” ? Có thuyết cho rằng do TĐKH giảng “vị” (未) là (味), âm Hán Việt là “vị” (cảm giác do lưỡi nếm, hứng thú) như nói “thú vị”, “thi vị”, ta thường dịch là “mùi”. Từ điển HTC coi chữ này là chữ Nôm, đọc là “mùi”.
Trên đây là mấy trường hợp điển hình về cách đọc riêng biệt của người Việt đối với chữ Hán. Chắc còn nhiều trường hợp khác, vì từ điển Trung Việt cho thấy, cùng một âm Trung văn, có rất nhiều chữ với âm đọc Hán Việt khác nhau.
Có thể nói rằng người Việt đã coi chữ Hán như chữ của mình, “chữ ta” như tên thường gọi trước đây, nên sử dụng đôi khi khá tuỳ tiện, bất chấp những quy định của những từ thư, từ điển Trung văn (trường hợp chữ “việt”, chữ “cạnh” nói trên). Điều này thấy rất rõ trong cấu tạo chữ Nôm. Ta viết chữ “nói” (吶 ) với chữ khẩu (口 ) bên chữ “nội” (內) mặc dầu đây là chữ Hán âm “nột” với nghĩa “nói chậm”, “nói ấp úng”; viết chữ “tươi” (鮮) cho dù đây là chữ Hán (âm “tiên”, nghĩa là “cá tươi, tươi”); viết chữ “thuở” (課) với chữ Hán vẫn được đọc là “khóa” (thi hạch, thuế), đó là những chữ Hán, ngoài âm Hán Việt, còn được thêm âm chữ Nôm. Trong cuốn Bảng tra chữ Nôm của Viện Ngôn ngữ học (Nxb. KHXH, 1976) ghi khá nhiều chữ coi như thuần Nôm, nhưng lại là chữ Hán có mặt trong TĐKH như “ghế” (椅), “toét” (茋) (toét mắt), “noi” (珁) (noi theo).
IV. Những chữ Hán được Việt hóa về mặt ngữ nghĩa.
Chúng ta không nói tới những từ chữ Hán trong một số bài thơ của Nguyễn Khuyến mà người Trung Hoa dù rất thông thạo cổ văn cũng không hiểu nổi, những “thiền sư” để chỉ thầy đồ ve gái (thiền: con ve sầu), “hòa cước” (“chân lúa” chỉ “chân ruộng lúa” tức độ phì nhiêu của ruộng), “đẩu niên” (“tuổi đấu”, tức dung lượng của đấu, tính bằng bát, mỗi bát là một tuổi)(1).
- Đầu tiên, có những từ Hán đã được dùng không đúng ý nghĩa thật chuẩn xác của nó: như từ “băng hà”, thường được dùng để chỉ cái chết của vua chúa.
Trường hợp vẫn là chữ Hán ghi trong KHTĐ, nhưng được người Việt dùng và đọc theo cách khác, như chữ "việt" nói trên, có thể coi là hiếm. Người viết bài này mới chỉ biết thêm một trường hợp nữa, chữ , viết với chữ tịnh 並 (ngang nhau, gồm) trên chữ kiến 見 (trông, nhìn). KHTĐ có ghi chữ này, nhưng ở phần Dị khảo cuối sách, ghi âm đọc là "cánh", không ghi nghĩa. Trung văn đại từ điển (TV) Q.30, bộ kiến 見 có chữ này và ghi "nghĩa chưa rõ". Sách viết Hán Nôm của ta thường viết chữ này thay chữ 競 (cạnh), có nghĩa là tranh giành, ganh đua. Sách viết tay Lịch triều danh phú (Thư viện Viện Hán Nôm, A.366), ở bài Tần cung phụ nữ, có câu "Sính thuyền quyên ư phấn hạp hương liêm, cạnh tú lệ duy châu ư cẩm trướng" (Lả lơi khách thuyền quyên nơi hộp phấn bình hương, ganh đua vẻ xinh tươi nơi màn châu trướng gấm). Chữ "cạnh" viết theo kiểu này đã khiến GS. Hà Văn Tấn, trong sách Trạng Quỳnh (cộng tác với Nguyễn Đức Hiền, Nxb. Văn học, Nxb. Thanh Hóa, 1987), khi dịch giới thiệu bài phú này đã phiên âm lầm thành "quan" (xem, nhìn), vì không thấy trong các từ điển thông dụng (Xem thêm Tạp chí Hán Nôm số 1-1988, biểu số 1, giữa trang 24-25, trong bài của GS. Trần Nghĩa Văn bản và giá trị học thuật của Hoan châu ký, chữ trên đã được đọc đúng là "cạnh".
II. Chữ Hán viết theo lối người Việt
Trường hợp chữ Hán được Việt hóa theo cách đọc và hiểu nghĩa như trên có thể nói là hiếm. Trường hợp chữ viết theo thể “thảo” nhưng theo cách riêng của người Việt nhiều hơn, có thể thấy ở nhiều sách viết tay hiện chiếm đa số so với sách đã được in ở thời kỳ trước. Sau đây là một số chữ còn thể coi là của riêng người Việt vì không thấy ghi trong sách dạy chữ thảo của người Trung Quốc. (Có nhiều sách thuộc loại này. Bài viết dựa vàoThảo từ vựng của Thạch Thụ Am, sách in tập hợp những chữ thảo của các nhà “thảo thánh” (bậc thánh về môn chữ thảo” từ đời Hán đến đời Minh, lời Hậu tự” cuối sách viết năm Càn Long thứ 52, Đinh Mùi (1787). Người viết xin lỗi nếu có những tư liệu khác về chữ thảo Trung Quốc phủ nhận những nhận xét trong phần viết về chữ thảo của người Việt).
Về vấn đề này, có thể quy vào mấy điểm chính sau đây:
1. Sử dụng hai chấm đặt bên trái và bên phải chữ đơn:
- ... 願 (nguyện), thay chữ “hiệt” (頁) bên phải.
- ... 欲 (dục), thay chữ “cốc” 谷 bên trái.
- ... 御 (ngự), thay bộ “sách” (彳) bên trái và bộ ‘ấp” (阝 ) bên phải.
- ... 秤 (xứng), thay bộ “hòa” 禾 bên trái.
2. Dùng nét 乙 đặt bên chữ đơn:
- ... 擇 (trạch), thay nửa phần trên chữ “dịch” ().
(sương), thay bộ “vũ” 雨 .
- ... 雪 thay bộ “vũ” 雨
3. Một số chữ thông dụng:
: 留 (lưu: giữ lại)
っ : 鄉 (hương: làng)
: 謂 (vị: hảo)
: 寰 (hoàn: bờ cõi rộng lớn)
: 得 (đắc: được)
: 爵 (tước: chức tước)
: 既 (ký: đã).
4. Có những chỗ tưởng chừng không hợp lý, như ở chữ 琷viết tắt của chữ 驢 (lư: con lừa), phần bên phải 卢có thể đọc là 廬 (lư) hay là 虞 (ngu), cả hai chữ đều được chấp nhận, có lẽ theo văn cảnh mà đoán được chữ, cũng như chữ , viết thay chữ 疆 (cương) nhiều nét hơn gấp bội. Đặc biệt có một chữ không hẳn là chữ thảo, có thể gọi là chữ “kép”, chữ () đọc thành hai chữ “quốc gia”, lấy chữ “gia” (nhà) viết trong khung chữ “vi” 囗 , lối viết cổ của chữ “vi” 圍 (vây) sau dùng làm một trong 214 bộ của TĐKH. Thành ngữ về kiến trúc “nội công ngoại quốc” thực có nghĩa: công trình bên trong hình chữ “công” 工 (hai ngôi nhà được nối nhau ở quãng giữa bằng một nhà cầu ngắn, thành hình chữ này), công trình bên ngoài hình chữ “vi” [囗] (hình vuông), ta đã đọc chữ này thành chữ “quốc”.
III. Cách đọc riêng biệt của người Việt đối với một số chữ Hán
Chúng ta ai cũng biết người Việt có cách đọc chữ Hán riêng biệt khác với cách đọc của chính người Hán. Các âm Hán Việt có thể nói tuyệt đại đa số dựa vào cách “phiên thiết” ghi trong TĐKH, tuy nhiên vẫn có một số nét độc đáo so với âm thanh phương Bắc.
1. Có sự phân biệt rõ ràng thanh bằng và thanh trắc, cơ sở của luật thơ, nhất là thơ Đường, đòi hỏi sự tôn trọng chặt chẽ niêm luật. Âm Việt phân biệt dễ dàng thanh bằng thanh trắc, dựa trên cách viết chữ Quốc ngữ, không dấu hay có dấu huyền là thanh bằng, các dấu còn lại là thuộc thanh trắc. Hệ thống âm thanh tiếng Trung Hoa hiện đại không cho phép đọc thuận tiện như vậy. Tỉ như âm “pào” khứ thanh, thuộc vần trắc, gồm bốn chữ, nếu đọc theo âm Việt thì sẽ có hai chữ âm “pháo” thuộc vần trắc là ( ) (to lớn) và 炮 (súng, pháo), nhưng lại có hai chữ âm “bào” thuộc vần bằng lái “泡 (bào: bọt nước) và (bào: mụn nước trên da). Hoặc âm “bao” thanh bình gồm những chữ đọc theo âm Việt: 褒 (bao, khen), 包 (bao: bọc) là hai chữ thuộc thanh bằng, nhưng có cả chữ 剝 âm Việt là “bác” (bóc, lột) tức thuộc thanh trắc (Từ điển Trung Việt, Nxb. KHXH, 1993). Do đó làm thơ Đường luật, người Trung Hoa phải tra Thi vận để biết chữ dùng thuộc thanh bằng hay thanh trắc, còn đối với người Việt thì không cần thiết.
2. Có một số chữ mà âm đọc hoàn toàn là của người Việt, khác với cách phát âm chính thức được ghi trong TĐKH. Thí dụ:
- Từ “Tự lực cánh sinh” Chữ Hán 更 (cánh) có hai cách đọc: “cánh” có nghĩa là “càng” như “cánh hảo” (càng tốt); cũng đọc là “canh” có nghĩa là sửa đổi như “canh tân” (đổi mới). Từ điển Trung văn có thành ngữ “tự lực canh sinh” (bằng sức mình thay đổi cuộc đời). Đương đại Hán Anh từ điển của Lâm Ngữ Đường) (LNĐ) và Hán ngữ từ điển (HN) ghi từ ghép “canh sinh” (geng sheng), không có từ ghép “cánh sinh” (gèng sheng). Nhưng người Việt thường nói “tự lực cánh sinh”, không nói “tự lực canh sinh”. Từ điển Tiếng Việt Hoàng Phê (HP) ghi “tự lực cánh sinh” và giảng: “Dựa vào sức mình để tự giải quyết những vấn đề khó khăn về đời sống, về kinh tế”. Giảng như vậy, thì đúng ra phải nói “canh sinh” hơn là “cánh sinh”.
- Có một chữ âm đọc hoàn toàn do người Việt đặt. Đó là chữ (呆). Chữ này được TĐKH giảng: đọc là “bảo”, dùng như chữ (保 ) (bảo: giữ gìn). Cũng đọc là “mỗ” là chữ cổ của “mỗ” (某) (đại từ phiếm chỉ). Và ghi rõ nay dùng như chữ (獃) “ngai” (ngu ngốc) Trung Hoa đại tự điển (ĐTĐ) cũng ghi như TĐKH. Các từ điển khác như TN, TH, TVĐTĐ đều chung quan điểm trên. Về các từ điển Hán Việt của ta, Đ DA ở vần “Ngai” ghi hai chữ (呆) và (獃) với nghĩa gần như nhau, không ghi âm “ngốc”. Từ điển Trung Việt của Văn Tân (VT) ở bộ khẩu 口 ghi chữ (呆), kèm âm “ai” của Trung văn, và âm “ngốc” của Hán Việt. TC ở chữ này cũng ghi âm “ngốc”. VNTĐ của Khai trí tiến đức (KTTĐ), ở vần “ngốc” ghi chữ Hán (呆 ) tức công nhận âm Hán Việt của chữ này. Có người cho rằng âm này xuất hiện sau khi Bảo Đại lên ngôi, bị giới trí thức Nho học dựa trên chiết tự gọi là “đại ngốc nhân” do chữ bảo (保 ) được viết với chữ (呆) “ngốc” ở bên cạnh chữ “nhân” đứng ( ). Nhưng trước đó, Đại Nam quốc âm ngự vị của Huỳnh Tịnh Của (HTC) in năm 1896, ở vần “ngốc” đã ghi chữ này, kèm ký hiệu “n” tức “coi như chữ Nôm”.
- Về chữ (未) TĐKH cho âm “vị” với hai nghĩa: là “chưa” và là “1 trong 12 chi”. Người Việt giữ âm này (vị) ở cả hai nghĩa, nhưng về nghĩa sau (1 trong 12 chi), thì thêm âm “mùi”, và âm này được thông dụng hơn. Người ta nói “năm Tân Vị” nhưng số đông gọi là năm Tân Mùi. Ca dao có câu: “Người ta tuổi Hợi tuổi Mùi, sao tôi lại chịu một đời tuổi Thân” (coi người tuổi Hợi, tuổi Mùi có số tốt hơn người tuổi Thân bị vất vả). Âm “mùi” không có trong các từ điển Trung Quốc. Từ điển ĐDA ghi âm “mùi” giảng là “vị thứ 8 trong địa chi” cũng đọc là “vị” và “mùi”. Từ điển HTC ở vần “mùi” cũng ghi chữ này với ký hiệu “c”, tức coi đây là chữ Hán. Tại sao lại thêm âm “mùi” bên cạnh âm “vị” ? Có thuyết cho rằng do TĐKH giảng “vị” (未) là (味), âm Hán Việt là “vị” (cảm giác do lưỡi nếm, hứng thú) như nói “thú vị”, “thi vị”, ta thường dịch là “mùi”. Từ điển HTC coi chữ này là chữ Nôm, đọc là “mùi”.
Trên đây là mấy trường hợp điển hình về cách đọc riêng biệt của người Việt đối với chữ Hán. Chắc còn nhiều trường hợp khác, vì từ điển Trung Việt cho thấy, cùng một âm Trung văn, có rất nhiều chữ với âm đọc Hán Việt khác nhau.
Có thể nói rằng người Việt đã coi chữ Hán như chữ của mình, “chữ ta” như tên thường gọi trước đây, nên sử dụng đôi khi khá tuỳ tiện, bất chấp những quy định của những từ thư, từ điển Trung văn (trường hợp chữ “việt”, chữ “cạnh” nói trên). Điều này thấy rất rõ trong cấu tạo chữ Nôm. Ta viết chữ “nói” (吶 ) với chữ khẩu (口 ) bên chữ “nội” (內) mặc dầu đây là chữ Hán âm “nột” với nghĩa “nói chậm”, “nói ấp úng”; viết chữ “tươi” (鮮) cho dù đây là chữ Hán (âm “tiên”, nghĩa là “cá tươi, tươi”); viết chữ “thuở” (課) với chữ Hán vẫn được đọc là “khóa” (thi hạch, thuế), đó là những chữ Hán, ngoài âm Hán Việt, còn được thêm âm chữ Nôm. Trong cuốn Bảng tra chữ Nôm của Viện Ngôn ngữ học (Nxb. KHXH, 1976) ghi khá nhiều chữ coi như thuần Nôm, nhưng lại là chữ Hán có mặt trong TĐKH như “ghế” (椅), “toét” (茋) (toét mắt), “noi” (珁) (noi theo).
IV. Những chữ Hán được Việt hóa về mặt ngữ nghĩa.
Chúng ta không nói tới những từ chữ Hán trong một số bài thơ của Nguyễn Khuyến mà người Trung Hoa dù rất thông thạo cổ văn cũng không hiểu nổi, những “thiền sư” để chỉ thầy đồ ve gái (thiền: con ve sầu), “hòa cước” (“chân lúa” chỉ “chân ruộng lúa” tức độ phì nhiêu của ruộng), “đẩu niên” (“tuổi đấu”, tức dung lượng của đấu, tính bằng bát, mỗi bát là một tuổi)(1).
- Đầu tiên, có những từ Hán đã được dùng không đúng ý nghĩa thật chuẩn xác của nó: như từ “băng hà”, thường được dùng để chỉ cái chết của vua chúa.
Trạng chết chúa cũng băng hà,
Dưa gang đỏ đít thì cà đỏ trôn.
Dưa gang đỏ đít thì cà đỏ trôn.
( Trạng Quỳnh, Nxb. Văn học, Nxb. Thanh Hóa
1987, tr.164).
Từ điển Tiếng Việt Hoàng Phê giảng: “chết” (nói về vua chúa). Nhưng từ vựng Hán ngữ không có từ “băng hà”. Để chỉ vua chết, chỉ có từ đơn “băng” (崩) và từ ghép “thăng hà” (升遐) (xem các từ điển Trung Quốc và VNTĐ của hội KTTĐ). Người Việt đã ghép “băng” với “thăng hà” thành “băng hà”.
- Từ “ưu ái”: từ này được giảng trong VNTĐ của hội KTTĐ: “do chữ ưu quân ái quốc nói tắt. Lo cho vua, thương cho nước”. Chưa rõ lấy thành ngữ này ở sách nào. TVĐTĐ Đài Bắc ở từ “ưu quốc” dẫn câu trong Chiến quốc sách (Tề sách): “Quả nhân ưu quốc ái nhân, cố nguyện đắc sĩ dĩ trị chi” (quả nhân lo việc nước, yêu dân, nên muốn được kẻ sĩ để trị nước). Nói gọn “ưu ái” hay “ái ưu” đều hàm nghĩa cả bốn chữ: “ưu quân ái quốc” hay “ưu quốc ái dân”. Nguyễn Bỉnh Khiêm có câu thơ:
Từ điển Tiếng Việt Hoàng Phê giảng: “chết” (nói về vua chúa). Nhưng từ vựng Hán ngữ không có từ “băng hà”. Để chỉ vua chết, chỉ có từ đơn “băng” (崩) và từ ghép “thăng hà” (升遐) (xem các từ điển Trung Quốc và VNTĐ của hội KTTĐ). Người Việt đã ghép “băng” với “thăng hà” thành “băng hà”.
- Từ “ưu ái”: từ này được giảng trong VNTĐ của hội KTTĐ: “do chữ ưu quân ái quốc nói tắt. Lo cho vua, thương cho nước”. Chưa rõ lấy thành ngữ này ở sách nào. TVĐTĐ Đài Bắc ở từ “ưu quốc” dẫn câu trong Chiến quốc sách (Tề sách): “Quả nhân ưu quốc ái nhân, cố nguyện đắc sĩ dĩ trị chi” (quả nhân lo việc nước, yêu dân, nên muốn được kẻ sĩ để trị nước). Nói gọn “ưu ái” hay “ái ưu” đều hàm nghĩa cả bốn chữ: “ưu quân ái quốc” hay “ưu quốc ái dân”. Nguyễn Bỉnh Khiêm có câu thơ:
Ái ưu vằng vặc trăng in nước,
Danh lợi lâng lâng gió thổi hoa.
Danh lợi lâng lâng gió thổi hoa.
Chỉ
cách đây ít năm, từ này không còn có nghĩa “lo việc nước, thương dân” hay “lo
việc vua, yêu nước”, như trong từ “ái ưu” của câu thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm; và
được dùng với ý nghĩa thương yêu và lo lắng cho đối với mọi đối tượng (xem Từ
điển HP).
- Từ “thế chấp” (替執) VNTĐ của KTTĐ giảng “gán nợ” kèm thí dụ: “thế chấp tài sản để lấy tiền trả nợ”. Từ này có lẽ nay ít dùng, nên Từ điển HP không ghi. Từ điển HTC không có từ “thế chấp”, nhưng đã ghi sau từ “thế”: “Thế nhà đất: cầm nhà đi mà vay nợ. Nghĩa này của chữ “thế” (替) là của riêng người Việt, các từ điển Trung Hoa chỉ ghi nghĩa “bỏ đi”, “thay thế”. Còn chấp (執) Hán tự chỉ có nghĩa là “cầm giữ trong tay” không có nghĩa của từ “cầm” thuần Việt, “trao của cho người khác làm tin để vay tiền”. Như vậy có thể nói “thế chấp” gồm một từ thuần Việt “thế” có nghĩa “cầm cố” để thành từ ghép “thế chấp” với nghĩa được định trong Từ điển KTTĐ vừa nói ở trên.
- Từ “phương du”, từ này thấy trong Từ điển KTTĐ chua chữ Hán (方 ) với nghĩa “màn che dùng trong đám ma để che cho con cháu tang chủ”. Từ điển Trung Quốc không có chữ “du” () viết với chữ “do” (由) là “bởi đó”, bên chữ “cân” (巾) là “khăn”, chỉ có chữ “du” () ở bộ “phiến” (片) với nghĩa “ván ngăn để đáp tường” (từ điển TC). Ban biên tập từ điển KTTĐ gồm nhiều nhà nho có tiếng đương thời như Bùi Kỷ, Dương Bá Trạc, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Đôn Phục, nên chắc chữ này cũng đã quá thông dụng và là một chữ Hán do người Việt đặt ra.
- Từ “phỏng nghĩ” (放 擬). Trong thư cuối năm 1859 của Tự Đức gửi Napoléon III, Hoàng đế nước Pháp (bản dịch đăng trên Tạp chí Hán Nôm số 4-1995), nguyên văn có câu “Gia Ô nhị súy phỏng nghĩ”, có nghĩa “việc phỏng nghĩ (Tạp chí Hán Nôm in lầm là “không nghỉ”) của hai chánh súy Gia và Ô”. “Phỏng” chữ Hán chỉ có nghĩa là “bắt chước”. Còn “phỏng” tiếng thuần Việt, có nghĩa là “ước chừng” (Từ điển KTTĐ) hay “ước lượng trên đại thể” (Từ điển HP). ở đây phải hiểu theo nghĩa thuần Việt của chữ “phỏng” (nghĩa này không có trong chữ Hán), nên “phỏng nghĩ” không có nghĩa là “bắt chước nghĩ”, mà là “nghĩ phỏng chừng”, “dự kiến”.
Trên đây là những từ ghép thường được gọi là những từ Hán Việt, gồm hai hay nhiều từ đơn đều là Hán tự (hay tưởng như là Hán tự, như “thế” trong “thế chấp”, “phỏng” trong “phỏng nghĩ” nói ở trên, thực ra đó là những từ thuần Việt. Ngoài ra còn có những trường hợp từ ghép gồm một Hán tự, đi cùng với một hay hai từ thuần Việt, trên nguyên tắc không thể đi liền với nhau, nhưng vẫn được chấp nhận trên thực tế. ở những trường hợp này, người Việt đã coi một số Hán tự như những từ thuần Việt, nên mới có sự ghép từ như vậy.
Như từ “bỗng nhiên” gồm một từ Việt “bỗng” và một từ Hán “nhiên” (có nghĩa như thế, như vậy). Từ ghép này trước đây chưa có, vì đã có những từ thuần Việt như “bỗng chốc”, “bỗng dưng”, “bỗng đâu”... hoặc từ thuần Hán như “đột nhiên”. Từ điển KTTĐ (1931) chỉ ghi những từ “bỗng dưng”, “bỗng đâu”, “bỗng không”, không có “bỗng nhiên”. Nhưng từ điển Thanh Nghị năm 1951 đã ghi từ này, và nó liên tiếp có mặt trong từ điển HP (1988, 1992).
Một trường hợp tương tự là từ “bất” (có nghĩa là “chẳng”) được ghép với nhiều từ thuần Việt, như “bất cần” (không cần), “bất tỉnh” (không tỉnh, bị lên cơn mê sảng). Lại có thành ngữ “bất tỉnh nhân sự”, được ghi trong từ điển Trung Quốc với 2 nghĩa: “không rõ việc đời” và “hôn mê, mất tri giác” (TVĐTĐ). Từ điển HTC còn ghi cả hai nghĩa này. Nhưng hiện nay chỉ có nghĩa thứ hai như ta thấy trong Từ điển HP. Lại có trường hợp khá đặc biệt: “bất” không còn nghĩa chính của nó là “không, chẳng”, như ở từ ghép “bất chợt”, “bất thình lình”, “bất” không có nghĩa phủ định, mà trái lại, có tác dụng nhấn mạnh thêm về ý nghĩa.
Từ “ca thán”: đã có một thời nhiều người phê phán việc dùng từ này, coi như phải nói là “ta thán” mới đúng. VNTĐ của KTTĐ, Từ điển Thanh Nghị không ghi từ “ca thán”. Nhưng nó đã có mặt trong từ điển HP. Thực ra quần chúng nói “ca thán” nhiều hơn là “ta thán” và thiết nghĩ không sai. Đây chỉ là trường hợp ghép một từ thuần Việt “ca” trong “kêu ca” (có nghĩa là phàn nàn, tỏ ý không ưng) với từ Hán “thán” (than thở). Đây là cách ghép từ khá phổ biến trong tiếng Việt hiện đại, coi một số từ Hán như từ Việt, có thể đi với nhau thành từ ghép, như từ “khác biệt”, “in ấn”. Gần đây báo chí và đài phát thanh nói tới “tái lấn chiếm vỉa hè” (không nói lấn chiếm lại), coi “lấn chiếm” như một từ Hán có thể đi với “tái” như “tái tạo”, “tái sản xuất”.
V. Chữ Hán của người Việt và cuốn Từ điển Hán Việt theo đúng ghĩa của nó.
Theo sử, trong thời Bắc thuộc, việc học chữ Hán đã có từ sớm. Thời Hán Linh Đế (168-189) đã có người Giao Chỉ đỗ Mậu tài, Hiếu liêm (tương đương với Tú tài, Cử nhân sau này), và đến thời Sĩ Nhiếp (được cử làm Thái thú vào đầu thế kỷ thứ 2), việc học càng được phát triển mạnh. Nhà sử học Ngô sĩ Liên cho rằng nước ta “thông Thi, Thư; tập Lễ, Nhạc, thành một nước văn hiến” bắt đầu từ thời kỳ này. Sau khi giành lại quyền độc lập, dân Việt đã dùng chữ Hán như một văn tự chính thức, với một hệ thống phát âm được ghi trong các từ điển chính quy phương Bắc, một phần được Việt hóa do ảnh hưởng của ngữ âm bản địa, cũng như trường hợp những nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa cổ như Nhật Bản và Triều Tiên. Qua suốt nhiều thế kỷ, dân Việt đã coi chữ Hán như chữ chính của mình. Chính chữ Hán đã được dùng để tuyên cáo và xác nhận quyền độc lập dân tộc trong bài thơ mà Lý Thường Kiệt cho ngâm bên sông Như Nguyệt và trong bài Đại cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi.
Nếu trí nhớ của người viết bài này không lầm, có lần Phan Khôi trên báo Phụ nữ tân văncó nhắc tới câu của một nhà văn Trung Quốc (có phải Lương Khải Siêu?) chê lời văn chữ Hán của mấy nhà nho nổi tiếng của ta thời đó như Phan Bội Châu là “chưa thuần”, tức chưa thật đúng văn phạm Hán ngữ. Điều này nếu đúng thực thì, thiết nghĩ cũng không có gì là khó hiểu. Thứ nhất, văn phạm Hán tự, không như nhiều ngôn ngữ phương Tây, từ trước vẫn không có gì thật chuẩn xác, nhất là với quan niệm được ghi trong sách Mạnh Tử (Thiên Vạn chương) “không vì chữ được dùng mà hại tới lời, không vì lời mà tổn hại chí người làm thơ (chỉ tác giả nói chung), phải lấy ý mình mà suy đón cái chí người đó, như thế mới được” (bất dĩ văn hại từ, bất dĩ từ hại chí, dĩ ý nghịch chí, thị vi đắc chi). Hoặc với quan niệm của Đào Tiềm “đọc sách không cầu hiểu thật tường tận” (tức chỉ chú ý đến sự ứng dụng cho chính mình, có thể không hẳn đúng với ý của sách) (Nguyên văn: “độc thư bất cầu thậm giải” - Ngũ Liễu Tiên sinh truyện). Vả chăng thời trước cũng chưa có những sách chuyên đề về văn phạm ngữ pháp để có những tiêu chí xét đoán trong địa hạt này.
Dù sao vẫn có thể khẳng định có một hệ thống chữ Hán của riêng người Việt, với cách phát âm riêng biệt đối với toàn bộ từ vựng Hán ngữ, và với cách viết, cách định nghĩa đối với một số chữ và từ, như cách viết chữ “việt”, chữ “cạnh”, cách hiểu những từ “băng hà”, “thế chấp”... vừa nói ở trên. Thiết nghĩ chúng ta cần có một cuốn từ điển thực sự là “từ điển Hán Việt”, có phần quan trọng ghi lại “chữ Hán của người Việt”, ngoài việc ghi âm và nghĩa như các từ điển Hán Việt hiện có, còn thêm cả những lối viết chữ, cách đọc và định nghĩa của riêng người Việt, như đã trình bày. Hơn thế nữa, nó còn bao gồm cả các từ ghép và thành ngữ có trong các văn bản Hán Nôm của dân Việt. Chúng ta đã có những bản chú thích khá đầy đủ các tác phẩm Hán và Nôm, những từ ngữ (và điển tích trong đó) sẽ là những từ điều và thí dụ trong cuốn từ điển Hán Việt mới. Và nhất là sẽ có mặt cả những từ ngữ không thấy ở các từ điển Trung văn, mà số lượng những từ điều này không phải là nhỏ. Đơn cử bài thơ nổi tiếng Nam quốc sơn hà do Lý Thường Kiệt cho đọc bên sông Như Nguyệt, chỉ trong bốn câu mà đã có ba từ ghép là “tiệt nhiên”, “nghịch lỗ”, “bại hư” không thấy trong các từ điển thường dùng Trung Quốc như Từ nguyên, Từ hải.Cuốn từ điển Hán Việt mới sẽ ghi các từ ghép trên, cùng những từ khác như “Nam quốc”, “sơn hà”... kèm thí dụ lấy ở văn bản người Việt, và cả ở văn bản Trung Quốc nếu thấy cần (sẽ có ghi dấu hoa thị ở những từ điều coi như của riêng người Việt).
Ngoài ra, về mặt ghi âm đọc ở cuốn từ điển mới, chúng tôi thiết nghĩ:
- Sẽ ghi những âm đọc riêng của người Việt, như ở chữ “cạnh”, chữ “ngốc” nói trên.
- Đối với một số chữ Hán hiện được phiên âm khác nhau trên các từ điển của ta cần tiêu chuẩn hóa để thống nhất cách đọc, giúp cho việc xác định mặt chữ ở những văn bản phiên âm không có điều kiện kèm theo chữ Hán, có thể chua kèm thứ tự của chữ đồng âm được ghi ở cuốn từ điển này, giúp cho người đọc có thể xác định được chữ cần biết.
Một cuốn từ điển như vậy đòi hỏi công sức đầu tư không nhỏ.
Về việc ghi âm đọc, tuy chỉ có một số chữ có âm đọc chưa thống nhất, vẫn cần có một ban chuyên trách tiến hành việc tiêu chuẩn hóa.
Về việc thu thập các từ điều, cách giải thích, tìm thí dụ rút ra từ các văn bản Hán Nôm, việc làm phức tạp hơn nhiều. Cần rà soát lập phiếu cho hàng vạn từ điều, trên cơ sở đó, tiến hành dịch nghĩa và chọn thí dụ thích đáng. Thiết nghĩ nên phân loại các văn bản, chọn một số tiêu biểu nhất coi như thuộc loại A, để tiến hành rà soát và lập phiếu có phương pháp và triệt để. Trên cơ sở đó, có thể có một cuốn được công bố để phục vụ kịp thời và lấy ý kiến độc giả, trong khi vẫn tiến hành rà soát lấy tư liệu ở các văn bản thuộc loại B, loại C v.v... để sách này thêm hoàn chỉnh.
Theo thiển kiến, một công trình như vậy không thể thiếu sự chủ trì và lãnh đạo của Viện Nghiên cứu Hán Nôm trong việc biên soạn. Đây sẽ là một đóng góp đáng kể trong việc giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của một dân tộc vẫn tự hào có một nền văn hiến lâu đời.
- Từ “thế chấp” (替執) VNTĐ của KTTĐ giảng “gán nợ” kèm thí dụ: “thế chấp tài sản để lấy tiền trả nợ”. Từ này có lẽ nay ít dùng, nên Từ điển HP không ghi. Từ điển HTC không có từ “thế chấp”, nhưng đã ghi sau từ “thế”: “Thế nhà đất: cầm nhà đi mà vay nợ. Nghĩa này của chữ “thế” (替) là của riêng người Việt, các từ điển Trung Hoa chỉ ghi nghĩa “bỏ đi”, “thay thế”. Còn chấp (執) Hán tự chỉ có nghĩa là “cầm giữ trong tay” không có nghĩa của từ “cầm” thuần Việt, “trao của cho người khác làm tin để vay tiền”. Như vậy có thể nói “thế chấp” gồm một từ thuần Việt “thế” có nghĩa “cầm cố” để thành từ ghép “thế chấp” với nghĩa được định trong Từ điển KTTĐ vừa nói ở trên.
- Từ “phương du”, từ này thấy trong Từ điển KTTĐ chua chữ Hán (方 ) với nghĩa “màn che dùng trong đám ma để che cho con cháu tang chủ”. Từ điển Trung Quốc không có chữ “du” () viết với chữ “do” (由) là “bởi đó”, bên chữ “cân” (巾) là “khăn”, chỉ có chữ “du” () ở bộ “phiến” (片) với nghĩa “ván ngăn để đáp tường” (từ điển TC). Ban biên tập từ điển KTTĐ gồm nhiều nhà nho có tiếng đương thời như Bùi Kỷ, Dương Bá Trạc, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Đôn Phục, nên chắc chữ này cũng đã quá thông dụng và là một chữ Hán do người Việt đặt ra.
- Từ “phỏng nghĩ” (放 擬). Trong thư cuối năm 1859 của Tự Đức gửi Napoléon III, Hoàng đế nước Pháp (bản dịch đăng trên Tạp chí Hán Nôm số 4-1995), nguyên văn có câu “Gia Ô nhị súy phỏng nghĩ”, có nghĩa “việc phỏng nghĩ (Tạp chí Hán Nôm in lầm là “không nghỉ”) của hai chánh súy Gia và Ô”. “Phỏng” chữ Hán chỉ có nghĩa là “bắt chước”. Còn “phỏng” tiếng thuần Việt, có nghĩa là “ước chừng” (Từ điển KTTĐ) hay “ước lượng trên đại thể” (Từ điển HP). ở đây phải hiểu theo nghĩa thuần Việt của chữ “phỏng” (nghĩa này không có trong chữ Hán), nên “phỏng nghĩ” không có nghĩa là “bắt chước nghĩ”, mà là “nghĩ phỏng chừng”, “dự kiến”.
Trên đây là những từ ghép thường được gọi là những từ Hán Việt, gồm hai hay nhiều từ đơn đều là Hán tự (hay tưởng như là Hán tự, như “thế” trong “thế chấp”, “phỏng” trong “phỏng nghĩ” nói ở trên, thực ra đó là những từ thuần Việt. Ngoài ra còn có những trường hợp từ ghép gồm một Hán tự, đi cùng với một hay hai từ thuần Việt, trên nguyên tắc không thể đi liền với nhau, nhưng vẫn được chấp nhận trên thực tế. ở những trường hợp này, người Việt đã coi một số Hán tự như những từ thuần Việt, nên mới có sự ghép từ như vậy.
Như từ “bỗng nhiên” gồm một từ Việt “bỗng” và một từ Hán “nhiên” (có nghĩa như thế, như vậy). Từ ghép này trước đây chưa có, vì đã có những từ thuần Việt như “bỗng chốc”, “bỗng dưng”, “bỗng đâu”... hoặc từ thuần Hán như “đột nhiên”. Từ điển KTTĐ (1931) chỉ ghi những từ “bỗng dưng”, “bỗng đâu”, “bỗng không”, không có “bỗng nhiên”. Nhưng từ điển Thanh Nghị năm 1951 đã ghi từ này, và nó liên tiếp có mặt trong từ điển HP (1988, 1992).
Một trường hợp tương tự là từ “bất” (có nghĩa là “chẳng”) được ghép với nhiều từ thuần Việt, như “bất cần” (không cần), “bất tỉnh” (không tỉnh, bị lên cơn mê sảng). Lại có thành ngữ “bất tỉnh nhân sự”, được ghi trong từ điển Trung Quốc với 2 nghĩa: “không rõ việc đời” và “hôn mê, mất tri giác” (TVĐTĐ). Từ điển HTC còn ghi cả hai nghĩa này. Nhưng hiện nay chỉ có nghĩa thứ hai như ta thấy trong Từ điển HP. Lại có trường hợp khá đặc biệt: “bất” không còn nghĩa chính của nó là “không, chẳng”, như ở từ ghép “bất chợt”, “bất thình lình”, “bất” không có nghĩa phủ định, mà trái lại, có tác dụng nhấn mạnh thêm về ý nghĩa.
Từ “ca thán”: đã có một thời nhiều người phê phán việc dùng từ này, coi như phải nói là “ta thán” mới đúng. VNTĐ của KTTĐ, Từ điển Thanh Nghị không ghi từ “ca thán”. Nhưng nó đã có mặt trong từ điển HP. Thực ra quần chúng nói “ca thán” nhiều hơn là “ta thán” và thiết nghĩ không sai. Đây chỉ là trường hợp ghép một từ thuần Việt “ca” trong “kêu ca” (có nghĩa là phàn nàn, tỏ ý không ưng) với từ Hán “thán” (than thở). Đây là cách ghép từ khá phổ biến trong tiếng Việt hiện đại, coi một số từ Hán như từ Việt, có thể đi với nhau thành từ ghép, như từ “khác biệt”, “in ấn”. Gần đây báo chí và đài phát thanh nói tới “tái lấn chiếm vỉa hè” (không nói lấn chiếm lại), coi “lấn chiếm” như một từ Hán có thể đi với “tái” như “tái tạo”, “tái sản xuất”.
V. Chữ Hán của người Việt và cuốn Từ điển Hán Việt theo đúng ghĩa của nó.
Theo sử, trong thời Bắc thuộc, việc học chữ Hán đã có từ sớm. Thời Hán Linh Đế (168-189) đã có người Giao Chỉ đỗ Mậu tài, Hiếu liêm (tương đương với Tú tài, Cử nhân sau này), và đến thời Sĩ Nhiếp (được cử làm Thái thú vào đầu thế kỷ thứ 2), việc học càng được phát triển mạnh. Nhà sử học Ngô sĩ Liên cho rằng nước ta “thông Thi, Thư; tập Lễ, Nhạc, thành một nước văn hiến” bắt đầu từ thời kỳ này. Sau khi giành lại quyền độc lập, dân Việt đã dùng chữ Hán như một văn tự chính thức, với một hệ thống phát âm được ghi trong các từ điển chính quy phương Bắc, một phần được Việt hóa do ảnh hưởng của ngữ âm bản địa, cũng như trường hợp những nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa cổ như Nhật Bản và Triều Tiên. Qua suốt nhiều thế kỷ, dân Việt đã coi chữ Hán như chữ chính của mình. Chính chữ Hán đã được dùng để tuyên cáo và xác nhận quyền độc lập dân tộc trong bài thơ mà Lý Thường Kiệt cho ngâm bên sông Như Nguyệt và trong bài Đại cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi.
Nếu trí nhớ của người viết bài này không lầm, có lần Phan Khôi trên báo Phụ nữ tân văncó nhắc tới câu của một nhà văn Trung Quốc (có phải Lương Khải Siêu?) chê lời văn chữ Hán của mấy nhà nho nổi tiếng của ta thời đó như Phan Bội Châu là “chưa thuần”, tức chưa thật đúng văn phạm Hán ngữ. Điều này nếu đúng thực thì, thiết nghĩ cũng không có gì là khó hiểu. Thứ nhất, văn phạm Hán tự, không như nhiều ngôn ngữ phương Tây, từ trước vẫn không có gì thật chuẩn xác, nhất là với quan niệm được ghi trong sách Mạnh Tử (Thiên Vạn chương) “không vì chữ được dùng mà hại tới lời, không vì lời mà tổn hại chí người làm thơ (chỉ tác giả nói chung), phải lấy ý mình mà suy đón cái chí người đó, như thế mới được” (bất dĩ văn hại từ, bất dĩ từ hại chí, dĩ ý nghịch chí, thị vi đắc chi). Hoặc với quan niệm của Đào Tiềm “đọc sách không cầu hiểu thật tường tận” (tức chỉ chú ý đến sự ứng dụng cho chính mình, có thể không hẳn đúng với ý của sách) (Nguyên văn: “độc thư bất cầu thậm giải” - Ngũ Liễu Tiên sinh truyện). Vả chăng thời trước cũng chưa có những sách chuyên đề về văn phạm ngữ pháp để có những tiêu chí xét đoán trong địa hạt này.
Dù sao vẫn có thể khẳng định có một hệ thống chữ Hán của riêng người Việt, với cách phát âm riêng biệt đối với toàn bộ từ vựng Hán ngữ, và với cách viết, cách định nghĩa đối với một số chữ và từ, như cách viết chữ “việt”, chữ “cạnh”, cách hiểu những từ “băng hà”, “thế chấp”... vừa nói ở trên. Thiết nghĩ chúng ta cần có một cuốn từ điển thực sự là “từ điển Hán Việt”, có phần quan trọng ghi lại “chữ Hán của người Việt”, ngoài việc ghi âm và nghĩa như các từ điển Hán Việt hiện có, còn thêm cả những lối viết chữ, cách đọc và định nghĩa của riêng người Việt, như đã trình bày. Hơn thế nữa, nó còn bao gồm cả các từ ghép và thành ngữ có trong các văn bản Hán Nôm của dân Việt. Chúng ta đã có những bản chú thích khá đầy đủ các tác phẩm Hán và Nôm, những từ ngữ (và điển tích trong đó) sẽ là những từ điều và thí dụ trong cuốn từ điển Hán Việt mới. Và nhất là sẽ có mặt cả những từ ngữ không thấy ở các từ điển Trung văn, mà số lượng những từ điều này không phải là nhỏ. Đơn cử bài thơ nổi tiếng Nam quốc sơn hà do Lý Thường Kiệt cho đọc bên sông Như Nguyệt, chỉ trong bốn câu mà đã có ba từ ghép là “tiệt nhiên”, “nghịch lỗ”, “bại hư” không thấy trong các từ điển thường dùng Trung Quốc như Từ nguyên, Từ hải.Cuốn từ điển Hán Việt mới sẽ ghi các từ ghép trên, cùng những từ khác như “Nam quốc”, “sơn hà”... kèm thí dụ lấy ở văn bản người Việt, và cả ở văn bản Trung Quốc nếu thấy cần (sẽ có ghi dấu hoa thị ở những từ điều coi như của riêng người Việt).
Ngoài ra, về mặt ghi âm đọc ở cuốn từ điển mới, chúng tôi thiết nghĩ:
- Sẽ ghi những âm đọc riêng của người Việt, như ở chữ “cạnh”, chữ “ngốc” nói trên.
- Đối với một số chữ Hán hiện được phiên âm khác nhau trên các từ điển của ta cần tiêu chuẩn hóa để thống nhất cách đọc, giúp cho việc xác định mặt chữ ở những văn bản phiên âm không có điều kiện kèm theo chữ Hán, có thể chua kèm thứ tự của chữ đồng âm được ghi ở cuốn từ điển này, giúp cho người đọc có thể xác định được chữ cần biết.
Một cuốn từ điển như vậy đòi hỏi công sức đầu tư không nhỏ.
Về việc ghi âm đọc, tuy chỉ có một số chữ có âm đọc chưa thống nhất, vẫn cần có một ban chuyên trách tiến hành việc tiêu chuẩn hóa.
Về việc thu thập các từ điều, cách giải thích, tìm thí dụ rút ra từ các văn bản Hán Nôm, việc làm phức tạp hơn nhiều. Cần rà soát lập phiếu cho hàng vạn từ điều, trên cơ sở đó, tiến hành dịch nghĩa và chọn thí dụ thích đáng. Thiết nghĩ nên phân loại các văn bản, chọn một số tiêu biểu nhất coi như thuộc loại A, để tiến hành rà soát và lập phiếu có phương pháp và triệt để. Trên cơ sở đó, có thể có một cuốn được công bố để phục vụ kịp thời và lấy ý kiến độc giả, trong khi vẫn tiến hành rà soát lấy tư liệu ở các văn bản thuộc loại B, loại C v.v... để sách này thêm hoàn chỉnh.
Theo thiển kiến, một công trình như vậy không thể thiếu sự chủ trì và lãnh đạo của Viện Nghiên cứu Hán Nôm trong việc biên soạn. Đây sẽ là một đóng góp đáng kể trong việc giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của một dân tộc vẫn tự hào có một nền văn hiến lâu đời.
V.T.S
CHÚ THÍCH
(1) Xem bài Về
những bài thơ Hán Nôm tự dịch của Nguyễn Khuyến, Tạp chí Hán Nôm số 2
- 1990.
* Trong bài này có dùng một số chữ viết tắt sau đây.
1 . Từ điển Tiếng Việt:
HTC: Đại Nam Quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của - Sai Gon, 1896
KTTĐ: Việt Nam từ điển - Hội khai trí tiến đức - Hà Nội, 1931.
ĐDA: Hán Việt từ điển - Đào Duy Anh - Hà Nội, 1931.
TC: Hán Việt từ điển - Thiều Chửu. Sai Gon, 1966 (in lần 2).
TNg: Việt Nam tân từ điển - Thanh Nghị - Sai Gon, 1931.
HP: Từ điển Tiếng Việt - Hoàng Phê chủ biên - Hà Nội, 1992.
2. Từ điển chữ Hán:
TĐKH: Khang Hy từ điển, Tựa của Khang Hy, 1716.
TN: Từ nguyên - 1967.
TH: Từ hải - 1967.
ĐTĐ: Trung Hoa đại từ điển - Trung Hoa thư cục, 1951.
HN: Hán ngữ từ điển - Tân Hoa thư cục, 1957.
VVN: Vương Vân Ngũ Tứ giác đại từ điển - Thương Vụ ấn quán, 1930.
TVĐTĐ: Trung văn Đại từ điển, Đài Bắc, 1962-1968.
* Trong bài này có dùng một số chữ viết tắt sau đây.
1 . Từ điển Tiếng Việt:
HTC: Đại Nam Quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của - Sai Gon, 1896
KTTĐ: Việt Nam từ điển - Hội khai trí tiến đức - Hà Nội, 1931.
ĐDA: Hán Việt từ điển - Đào Duy Anh - Hà Nội, 1931.
TC: Hán Việt từ điển - Thiều Chửu. Sai Gon, 1966 (in lần 2).
TNg: Việt Nam tân từ điển - Thanh Nghị - Sai Gon, 1931.
HP: Từ điển Tiếng Việt - Hoàng Phê chủ biên - Hà Nội, 1992.
2. Từ điển chữ Hán:
TĐKH: Khang Hy từ điển, Tựa của Khang Hy, 1716.
TN: Từ nguyên - 1967.
TH: Từ hải - 1967.
ĐTĐ: Trung Hoa đại từ điển - Trung Hoa thư cục, 1951.
HN: Hán ngữ từ điển - Tân Hoa thư cục, 1957.
VVN: Vương Vân Ngũ Tứ giác đại từ điển - Thương Vụ ấn quán, 1930.
TVĐTĐ: Trung văn Đại từ điển, Đài Bắc, 1962-1968.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét