Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

CHỮ HÁN CỦA NGƯỜI VIỆT
VŨ TUẤN SÁN

I. Nhân một câu trong Truyện Kiều 
Không mấy ai không nhớ câu trong
 Truyện Kiều, khi Thúy Kiều nhận được thư của Sở Khanh:

“Mở xem một bức tiên mai,
Rành rành Tích Việt có hai chữ đề.
Cứ trong ý tứ mà suy,
Ngày hai mươi mốt Tuất thì phải chăng ?”
Sở dĩ Thúy Kiều đoán được như trên, vì phân tích theo cách viết chữ (chiết tự) thì chữ "tích" gồm chữ "trấp" (nhị thập, tức 20, "nhất" (một) và "nhật" (ngày) ghép lại. Chữ "Việt" gồm chữ "tẩu" (chạy, trốn) và chữ "tuất" (giờ Tuất). "Tích Việt" rõ ràng có nghĩa: chạy trốn vào giờ Tuất ngày 21. Nhưng tra Khang Hy tự điển(TĐKH), thì chữ "Việt" ở bộ "tẩu" viết bằng chữ "tẩu" cạnh chữ "việt" (một loại búa rìu thời cổ). Nếu là chữ "tẩu" cạnh chữ "tuất", thì lại là một chữ khác, âm đọc "hứa duật, huân nhập thanh", tức là chữ "huật", và có nghĩa là "chạy" (tẩu). Từ điển còn ghi thêm: "khác với chữ Việt" (dữ việt bất đồng). Tuy nhiên, từ trước, người Việt vẫn quen đọc là "Tích Việt". Và Đại Việt sử ký toàn thư, sách quốc sử của cả nước, nhan đề sách được in với chữ "Việt" gồm chữ "tẩu" bên chữ "tuất" chứ không phải bên chữ "việt". Cuốn Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh (ĐDA) cũng viết chữ "việt" với chữ "tuất" bên bộ "tẩu". Sách được hiệu đính do hai bậc túc nho nổi tiếng đương thời là Phan Bội Châu (ký tên Hạn Mạn Tử) và Thủ khoa Lâm Mậu (ký tên Giao Tiều - vì nhà ở gần đàn Nam Giao thành Huế) (ghi theo lời khẳng định của nhà học giả Đào Duy Anh khi còn sống). Như vậy có thể cho rằng, chữ "việt" của người Việt không phải là chữ "việt" của người Hán. Các từ điển Hán Việt sau này như Từ điển Trung Việt của Văn Tân (VT),Hán Việt tự điển của Thiều Chửu (TC) viết chữ "việt" đúng như ở KHTĐ, nhưng không có chữ "huật" (tức chữ có bộ "tẩu" bên chữ "tuất". Chữ này thực ra rất ít dùng. Trong TĐKH khi giải nghĩa chữ này, không thấy ghi thí dụ trích ở sách cũ như thường thấy ở những chữ khác. Các từ điển thông dụng của Trung Quốc như Từ Nguyên (TN), Từ Hải(TH), Vương Vân Ngũ Tứ giác đại từ điển (VVN) đều không ghi chữ "huật". Như vậy, mặc dầu KHTĐ, bộ từ điển chính thức của Trung Quốc ghi dưới chữ "huật" khác với chữ "việt", người Việt vẫn viết chữ "việt" với chữ "tuất" bên cạnh bộ "tẩu" mà không cho là viết sai.
Trường hợp vẫn là chữ Hán ghi trong KHTĐ, nhưng được người Việt dùng và đọc theo cách khác, như chữ "việt" nói trên, có thể coi là hiếm. Người viết bài này mới chỉ biết thêm một trường hợp nữa, chữ
 http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/san26002.gif , viết với chữ tịnh (ngang nhau, gồm) trên chữ kiến (trông, nhìn). KHTĐ có ghi chữ này, nhưng ở phần Dị khảo cuối sách, ghi âm đọc là "cánh", không ghi nghĩa. Trung văn đại từ điển (TV) Q.30, bộ kiến có chữ này và ghi "nghĩa chưa rõ". Sách viết Hán Nôm của ta thường viết chữ này thay chữ (cạnh), có nghĩa là tranh giành, ganh đua. Sách viết tay Lịch triều danh phú (Thư viện Viện Hán Nôm, A.366), ở bài Tần cung phụ nữ, có câu "Sính thuyền quyên ư phấn hạp hương liêm, cạnh tú lệ duy châu ư cẩm trướng" (Lả lơi khách thuyền quyên nơi hộp phấn bình hương, ganh đua vẻ xinh tươi nơi màn châu trướng gấm). Chữ "cạnh" viết theo kiểu này đã khiến GS. Hà Văn Tấn, trong sách Trạng Quỳnh (cộng tác với Nguyễn Đức Hiền, Nxb. Văn học, Nxb. Thanh Hóa, 1987), khi dịch giới thiệu bài phú này đã phiên âm lầm thành "quan" (xem, nhìn), vì không thấy trong các từ điển thông dụng (Xem thêm Tạp chí Hán Nôm số 1-1988, biểu số 1, giữa trang 24-25, trong bài của GS. Trần Nghĩa Văn bản và giá trị học thuật của Hoan châu ký, chữ trên đã được đọc đúng là "cạnh". 
II. Chữ Hán viết theo lối người Việt
 
Trường hợp chữ Hán được Việt hóa theo cách đọc và hiểu nghĩa như trên có thể nói là hiếm. Trường hợp chữ viết theo thể “thảo” nhưng theo cách riêng của người Việt nhiều hơn, có thể thấy ở nhiều sách viết tay hiện chiếm đa số so với sách đã được in ở thời kỳ trước. Sau đây là một số chữ còn thể coi là của riêng người Việt vì không thấy ghi trong sách dạy chữ thảo của người Trung Quốc. (Có nhiều sách thuộc loại này. Bài viết dựa vàoThảo từ vựng
 của Thạch Thụ Am, sách in tập hợp những chữ thảo của các nhà “thảo thánh” (bậc thánh về môn chữ thảo” từ đời Hán đến đời Minh, lời Hậu tự” cuối sách viết năm Càn Long thứ 52, Đinh Mùi (1787). Người viết xin lỗi nếu có những tư liệu khác về chữ thảo Trung Quốc phủ nhận những nhận xét trong phần viết về chữ thảo của người Việt).
Về vấn đề này, có thể quy vào mấy điểm chính sau đây:
1. Sử dụng hai chấm đặt bên trái và bên phải chữ đơn:
-
 http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/san26004.gif... (nguyện), thay chữ “hiệt” () bên phải.
-
 http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/san26006.gif... (dục), thay chữ “cốc” bên trái.
-
 http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/san26008.gif... (ngự), thay bộ “sách” () bên trái và bộ ‘ấp” ( ) bên phải.
-
 http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/san26010.gif... (xứng), thay bộ “hòa” bên trái.
2. Dùng nét
đặt bên chữ đơn:
-
 http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/san26012.gif ... (trạch), thay nửa phần trên chữ “dịch” (http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/san26014.gif).
(sương), thay bộ “vũ”
. 
-
 http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/san26016.gif... thay bộ “vũ”
3. Một số chữ thông dụng:
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/san26018.gif : (lưu: giữ lại)
: (hương: làng)
:
(vị: hảo)
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/san26020.gif : (hoàn: bờ cõi rộng lớn)
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/san26022.gif : (đắc: được)
http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/san26024.gif: (tước: chức tước)
:
(ký: đã).
4. Có những chỗ tưởng chừng không hợp lý, như ở chữ
viết tắt của chữ (lư: con lừa), phần bên phải có thể đọc là (lư) hay là (ngu), cả hai chữ đều được chấp nhận, có lẽ theo văn cảnh mà đoán được chữ, cũng như chữ http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/san26026.gif, viết thay chữ (cương) nhiều nét hơn gấp bội. Đặc biệt có một chữ không hẳn là chữ thảo, có thể gọi là chữ “kép”, chữ (http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/san26028.gif) đọc thành hai chữ “quốc gia”, lấy chữ “gia” (nhà) viết trong khung chữ “vi” , lối viết cổ của chữ “vi” (vây) sau dùng làm một trong 214 bộ của TĐKH. Thành ngữ về kiến trúc “nội công ngoại quốc” thực có nghĩa: công trình bên trong hình chữ “công” (hai ngôi nhà được nối nhau ở quãng giữa bằng một nhà cầu ngắn, thành hình chữ này), công trình bên ngoài hình chữ “vi” [] (hình vuông), ta đã đọc chữ này thành chữ “quốc”.
III. Cách đọc riêng biệt của người Việt đối với một số chữ Hán
 
Chúng ta ai cũng biết người Việt có cách đọc chữ Hán riêng biệt khác với cách đọc của chính người Hán. Các âm Hán Việt có thể nói tuyệt đại đa số dựa vào cách “phiên thiết” ghi trong TĐKH, tuy nhiên vẫn có một số nét độc đáo so với âm thanh phương Bắc.
1. Có sự phân biệt rõ ràng thanh bằng và thanh trắc, cơ sở của luật thơ, nhất là thơ Đường, đòi hỏi sự tôn trọng chặt chẽ niêm luật. Âm Việt phân biệt dễ dàng thanh bằng thanh trắc, dựa trên cách viết chữ Quốc ngữ, không dấu hay có dấu huyền là thanh bằng, các dấu còn lại là thuộc thanh trắc. Hệ thống âm thanh tiếng Trung Hoa hiện đại không cho phép đọc thuận tiện như vậy. Tỉ như âm “pào” khứ thanh, thuộc vần trắc, gồm bốn chữ, nếu đọc theo âm Việt thì sẽ có hai chữ âm “pháo” thuộc vần trắc là (
 http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/san26030.gif ) (to lớn) và (súng, pháo), nhưng lại có hai chữ âm “bào” thuộc vần bằng lái “ (bào: bọt nước) vàhttp://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/san26032.gif (bào: mụn nước trên da). Hoặc âm “bao” thanh bình gồm những chữ đọc theo âm Việt: (bao, khen), (bao: bọc) là hai chữ thuộc thanh bằng, nhưng có cả chữ âm Việt là “bác” (bóc, lột) tức thuộc thanh trắc (Từ điển Trung Việt, Nxb. KHXH, 1993). Do đó làm thơ Đường luật, người Trung Hoa phải tra Thi vận để biết chữ dùng thuộc thanh bằng hay thanh trắc, còn đối với người Việt thì không cần thiết.
2. Có một số chữ mà âm đọc hoàn toàn là của người Việt, khác với cách phát âm chính thức được ghi trong TĐKH. Thí dụ:
- Từ “Tự lực
 cánh sinh” Chữ Hán (cánh) có hai cách đọc: “cánh” có nghĩa là “càng” như “cánh hảo” (càng tốt); cũng đọc là “canh” có nghĩa là sửa đổi như “canh tân” (đổi mới). Từ điển Trung văn có thành ngữ “tự lực canh sinh” (bằng sức mình thay đổi cuộc đời). Đương đại Hán Anh từ điển của Lâm Ngữ Đường) (LNĐ) và Hán ngữ từ điển (HN) ghi từ ghép “canh sinh” (geng sheng), không có từ ghép “cánh sinh” (gèng sheng). Nhưng người Việt thường nói “tự lực cánh sinh”, không nói “tự lực canh sinh”. Từ điển Tiếng Việt Hoàng Phê (HP) ghi “tự lực cánh sinh” và giảng: “Dựa vào sức mình để tự giải quyết những vấn đề khó khăn về đời sống, về kinh tế”. Giảng như vậy, thì đúng ra phải nói “canh sinh” hơn là “cánh sinh”.
- Có một chữ âm đọc hoàn toàn do người Việt đặt. Đó là chữ (
). Chữ này được TĐKH giảng: đọc là “bảo”, dùng như chữ ( ) (bảo: giữ gìn). Cũng đọc là “mỗ” là chữ cổ của “mỗ” () (đại từ phiếm chỉ). Và ghi rõ nay dùng như chữ () “ngai” (ngu ngốc) Trung Hoa đại tự điển (ĐTĐ) cũng ghi như TĐKH. Các từ điển khác như TN, TH, TVĐTĐ đều chung quan điểm trên. Về các từ điển Hán Việt của ta, Đ DA ở vần “Ngai” ghi hai chữ () và () với nghĩa gần như nhau, không ghi âm “ngốc”. Từ điển Trung Việt của Văn Tân (VT) ở bộ khẩu ghi chữ (), kèm âm “ai” của Trung văn, và âm “ngốc” của Hán Việt. TC ở chữ này cũng ghi âm “ngốc”. VNTĐ của Khai trí tiến đức (KTTĐ), ở vần “ngốc” ghi chữ Hán ( ) tức công nhận âm Hán Việt của chữ này. Có người cho rằng âm này xuất hiện sau khi Bảo Đại lên ngôi, bị giới trí thức Nho học dựa trên chiết tự gọi là “đại ngốc nhân” do chữ bảo ( ) được viết với chữ () “ngốc” ở bên cạnh chữ “nhân” đứng ( http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/san26034.gif ). Nhưng trước đó, Đại Nam quốc âm ngự vị của Huỳnh Tịnh Của (HTC) in năm 1896, ở vần “ngốc” đã ghi chữ này, kèm ký hiệu “n” tức “coi như chữ Nôm”.
- Về chữ (
) TĐKH cho âm “vị” với hai nghĩa: là “chưa” và là “1 trong 12 chi”. Người Việt giữ âm này (vị) ở cả hai nghĩa, nhưng về nghĩa sau (1 trong 12 chi), thì thêm âm “mùi”, và âm này được thông dụng hơn. Người ta nói “năm Tân Vị” nhưng số đông gọi là năm Tân Mùi. Ca dao có câu: “Người ta tuổi Hợi tuổi Mùi, sao tôi lại chịu một đời tuổi Thân” (coi người tuổi Hợi, tuổi Mùi có số tốt hơn người tuổi Thân bị vất vả). Âm “mùi” không có trong các từ điển Trung Quốc. Từ điển ĐDA ghi âm “mùi” giảng là “vị thứ 8 trong địa chi” cũng đọc là “vị” và “mùi”. Từ điển HTC ở vần “mùi” cũng ghi chữ này với ký hiệu “c”, tức coi đây là chữ Hán. Tại sao lại thêm âm “mùi” bên cạnh âm “vị” ? Có thuyết cho rằng do TĐKH giảng “vị” () là (), âm Hán Việt là “vị” (cảm giác do lưỡi nếm, hứng thú) như nói “thú vị”, “thi vị”, ta thường dịch là “mùi”. Từ điển HTC coi chữ này là chữ Nôm, đọc là “mùi”.
Trên đây là mấy trường hợp điển hình về cách đọc riêng biệt của người Việt đối với chữ Hán. Chắc còn nhiều trường hợp khác, vì từ điển Trung Việt cho thấy, cùng một âm Trung văn, có rất nhiều chữ với âm đọc Hán Việt khác nhau.
 
Có thể nói rằng người Việt đã coi chữ Hán như chữ của mình, “chữ ta” như tên thường gọi trước đây, nên sử dụng đôi khi khá tuỳ tiện, bất chấp những quy định của những từ thư, từ điển Trung văn (trường hợp chữ “việt”, chữ “cạnh” nói trên). Điều này thấy rất rõ trong cấu tạo chữ Nôm. Ta viết chữ “nói” (
) với chữ khẩu ( ) bên chữ “nội” () mặc dầu đây là chữ Hán âm “nột” với nghĩa “nói chậm”, “nói ấp úng”; viết chữ “tươi” () cho dù đây là chữ Hán (âm “tiên”, nghĩa là “cá tươi, tươi”); viết chữ “thuở” () với chữ Hán vẫn được đọc là “khóa” (thi hạch, thuế), đó là những chữ Hán, ngoài âm Hán Việt, còn được thêm âm chữ Nôm. Trong cuốn Bảng tra chữ Nôm của Viện Ngôn ngữ học (Nxb. KHXH, 1976) ghi khá nhiều chữ coi như thuần Nôm, nhưng lại là chữ Hán có mặt trong TĐKH như “ghế” (), “toét” () (toét mắt), “noi” () (noi theo).
IV. Những chữ Hán được Việt hóa về mặt ngữ nghĩa.
 
Chúng ta không nói tới những từ chữ Hán trong một số bài thơ của Nguyễn Khuyến mà người Trung Hoa dù rất thông thạo cổ văn cũng không hiểu nổi, những “thiền sư” để chỉ thầy đồ ve gái (thiền: con ve sầu), “hòa cước” (“chân lúa” chỉ “chân ruộng lúa” tức độ phì nhiêu của ruộng), “đẩu niên” (“tuổi đấu”, tức dung lượng của đấu, tính bằng bát, mỗi bát là một tuổi)(1).
- Đầu tiên, có những từ Hán đã được dùng không đúng ý nghĩa thật chuẩn xác của nó: như từ “băng hà”, thường được dùng để chỉ cái chết của vua chúa.
Trạng chết chúa cũng băng hà,
Dưa gang đỏ đít thì cà đỏ trôn.
( Trạng Quỳnh, Nxb. Văn học, Nxb. Thanh Hóa 1987, tr.164).
Từ điển Tiếng Việt Hoàng Phê giảng: “chết” (nói về vua chúa). Nhưng từ vựng Hán ngữ không có từ “băng hà”. Để chỉ vua chết, chỉ có từ đơn “băng” (
) và từ ghép “thăng hà” (升遐) (xem các từ điển Trung Quốc và VNTĐ của hội KTTĐ). Người Việt đã ghép “băng” với “thăng hà” thành “băng hà”.
- Từ “ưu ái”: từ này được giảng trong VNTĐ của hội KTTĐ: “do chữ ưu quân ái quốc nói tắt. Lo cho vua, thương cho nước”. Chưa rõ lấy thành ngữ này ở sách nào. TVĐTĐ Đài Bắc ở từ “ưu quốc” dẫn câu trong
 Chiến quốc sách (Tề sách): “Quả nhân ưu quốc ái nhân, cố nguyện đắc sĩ dĩ trị chi” (quả nhân lo việc nước, yêu dân, nên muốn được kẻ sĩ để trị nước). Nói gọn “ưu ái” hay “ái ưu” đều hàm nghĩa cả bốn chữ: “ưu quân ái quốc” hay “ưu quốc ái dân”. Nguyễn Bỉnh Khiêm có câu thơ:
Ái ưu vằng vặc trăng in nước,
Danh lợi lâng lâng gió thổi hoa.
Chỉ cách đây ít năm, từ này không còn có nghĩa “lo việc nước, thương dân” hay “lo việc vua, yêu nước”, như trong từ “ái ưu” của câu thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm; và được dùng với ý nghĩa thương yêu và lo lắng cho đối với mọi đối tượng (xem Từ điển HP).
- Từ “thế chấp” (
替執) VNTĐ của KTTĐ giảng “gán nợ” kèm thí dụ: “thế chấp tài sản để lấy tiền trả nợ”. Từ này có lẽ nay ít dùng, nên Từ điển HP không ghi. Từ điển HTC không có từ “thế chấp”, nhưng đã ghi sau từ “thế”: “Thế nhà đất: cầm nhà đi mà vay nợ. Nghĩa này của chữ “thế” () là của riêng người Việt, các từ điển Trung Hoa chỉ ghi nghĩa “bỏ đi”, “thay thế”. Còn chấp () Hán tự chỉ có nghĩa là “cầm giữ trong tay” không có nghĩa của từ “cầm” thuần Việt, “trao của cho người khác làm tin để vay tiền”. Như vậy có thể nói “thế chấp” gồm một từ thuần Việt “thế” có nghĩa “cầm cố” để thành từ ghép “thế chấp” với nghĩa được định trong Từ điển KTTĐ vừa nói ở trên.
- Từ “phương du”, từ này thấy trong Từ điển KTTĐ chua chữ Hán (
 http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/san26036.gif) với nghĩa “màn che dùng trong đám ma để che cho con cháu tang chủ”. Từ điển Trung Quốc không có chữ “du” (http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/san26037.gif) viết với chữ “do” () là “bởi đó”, bên chữ “cân” () là “khăn”, chỉ có chữ “du” (http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/san26039.gif) ở bộ “phiến” () với nghĩa “ván ngăn để đáp tường” (từ điển TC). Ban biên tập từ điển KTTĐ gồm nhiều nhà nho có tiếng đương thời như Bùi Kỷ, Dương Bá Trạc, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Đôn Phục, nên chắc chữ này cũng đã quá thông dụng và là một chữ Hán do người Việt đặt ra.
- Từ “phỏng nghĩ” (
). Trong thư cuối năm 1859 của Tự Đức gửi Napoléon III, Hoàng đế nước Pháp (bản dịch đăng trên Tạp chí Hán Nôm số 4-1995), nguyên văn có câu “Gia Ô nhị súy phỏng nghĩ”, có nghĩa “việc phỏng nghĩ (Tạp chí Hán Nôm in lầm là “không nghỉ”) của hai chánh súy Gia và Ô”. “Phỏng” chữ Hán chỉ có nghĩa là “bắt chước”. Còn “phỏng” tiếng thuần Việt, có nghĩa là “ước chừng” (Từ điển KTTĐ) hay “ước lượng trên đại thể” (Từ điển HP). ở đây phải hiểu theo nghĩa thuần Việt của chữ “phỏng” (nghĩa này không có trong chữ Hán), nên “phỏng nghĩ” không có nghĩa là “bắt chước nghĩ”, mà là “nghĩ phỏng chừng”, “dự kiến”.
Trên đây là những từ ghép thường được gọi là những từ Hán Việt, gồm hai hay nhiều từ đơn đều là Hán tự (hay tưởng như là Hán tự, như “thế” trong “thế chấp”, “phỏng” trong “phỏng nghĩ” nói ở trên, thực ra đó là những từ thuần Việt. Ngoài ra còn có những trường hợp từ ghép gồm một Hán tự, đi cùng với một hay hai từ thuần Việt, trên nguyên tắc không thể đi liền với nhau, nhưng vẫn được chấp nhận trên thực tế. ở những trường hợp này, người Việt đã coi một số Hán tự như những từ thuần Việt, nên mới có sự ghép từ như vậy.
Như từ “bỗng nhiên” gồm một từ Việt “bỗng” và một từ Hán “nhiên” (có nghĩa như thế, như vậy). Từ ghép này trước đây chưa có, vì đã có những từ thuần Việt như “bỗng chốc”, “bỗng dưng”, “bỗng đâu”... hoặc từ thuần Hán như “đột nhiên”. Từ điển KTTĐ (1931) chỉ ghi những từ “bỗng dưng”, “bỗng đâu”, “bỗng không”, không có “bỗng nhiên”. Nhưng từ điển Thanh Nghị năm 1951 đã ghi từ này, và nó liên tiếp có mặt trong từ điển HP (1988, 1992).
Một trường hợp tương tự là từ “bất” (có nghĩa là “chẳng”) được ghép với nhiều từ thuần Việt, như “bất cần” (không cần), “bất tỉnh” (không tỉnh, bị lên cơn mê sảng). Lại có thành ngữ “bất tỉnh nhân sự”, được ghi trong từ điển Trung Quốc với 2 nghĩa: “không rõ việc đời” và “hôn mê, mất tri giác” (TVĐTĐ). Từ điển HTC còn ghi cả hai nghĩa này. Nhưng hiện nay chỉ có nghĩa thứ hai như ta thấy trong Từ điển HP. Lại có trường hợp khá đặc biệt: “bất” không còn nghĩa chính của nó là “không, chẳng”, như ở từ ghép “bất chợt”, “bất thình lình”, “bất” không có nghĩa phủ định, mà trái lại, có tác dụng nhấn mạnh thêm về ý nghĩa.
Từ “ca thán”: đã có một thời nhiều người phê phán việc dùng từ này, coi như phải nói là “ta thán” mới đúng. VNTĐ của KTTĐ, Từ điển Thanh Nghị không ghi từ “ca thán”. Nhưng nó đã có mặt trong từ điển HP. Thực ra quần chúng nói “ca thán” nhiều hơn là “ta thán” và thiết nghĩ không sai. Đây chỉ là trường hợp ghép một từ thuần Việt “ca” trong “kêu ca” (có nghĩa là phàn nàn, tỏ ý không ưng) với từ Hán “thán” (than thở). Đây là cách ghép từ khá phổ biến trong tiếng Việt hiện đại, coi một số từ Hán như từ Việt, có thể đi với nhau thành từ ghép, như từ “khác biệt”, “in ấn”. Gần đây báo chí và đài phát thanh nói tới “tái lấn chiếm vỉa hè” (không nói lấn chiếm lại), coi “lấn chiếm” như một từ Hán có thể đi với “tái” như “tái tạo”, “tái sản xuất”.
V. Chữ Hán của người Việt và cuốn Từ điển Hán Việt theo đúng ghĩa của nó.
 
Theo sử, trong thời Bắc thuộc, việc học chữ Hán đã có từ sớm. Thời Hán Linh Đế (168-189) đã có người Giao Chỉ đỗ Mậu tài, Hiếu liêm (tương đương với Tú tài, Cử nhân sau này), và đến thời Sĩ Nhiếp (được cử làm Thái thú vào đầu thế kỷ thứ 2), việc học càng được phát triển mạnh. Nhà sử học Ngô sĩ Liên cho rằng nước ta “thông Thi, Thư; tập Lễ, Nhạc, thành một nước văn hiến” bắt đầu từ thời kỳ này. Sau khi giành lại quyền độc lập, dân Việt đã dùng chữ Hán như một văn tự chính thức, với một hệ thống phát âm được ghi trong các từ điển chính quy phương Bắc, một phần được Việt hóa do ảnh hưởng của ngữ âm bản địa, cũng như trường hợp những nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa cổ như Nhật Bản và Triều Tiên. Qua suốt nhiều thế kỷ, dân Việt đã coi chữ Hán như chữ chính của mình. Chính chữ Hán đã được dùng để tuyên cáo và xác nhận quyền độc lập dân tộc trong bài thơ mà Lý Thường Kiệt cho ngâm bên sông Như Nguyệt và trong bài
 Đại cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi.
Nếu trí nhớ của người viết bài này không lầm, có lần Phan Khôi trên báo
 Phụ nữ tân văncó nhắc tới câu của một nhà văn Trung Quốc (có phải Lương Khải Siêu?) chê lời văn chữ Hán của mấy nhà nho nổi tiếng của ta thời đó như Phan Bội Châu là “chưa thuần”, tức chưa thật đúng văn phạm Hán ngữ. Điều này nếu đúng thực thì, thiết nghĩ cũng không có gì là khó hiểu. Thứ nhất, văn phạm Hán tự, không như nhiều ngôn ngữ phương Tây, từ trước vẫn không có gì thật chuẩn xác, nhất là với quan niệm được ghi trong sách Mạnh Tử (Thiên Vạn chương) “không vì chữ được dùng mà hại tới lời, không vì lời mà tổn hại chí người làm thơ (chỉ tác giả nói chung), phải lấy ý mình mà suy đón cái chí người đó, như thế mới được” (bất dĩ văn hại từ, bất dĩ từ hại chí, dĩ ý nghịch chí, thị vi đắc chi). Hoặc với quan niệm của Đào Tiềm “đọc sách không cầu hiểu thật tường tận” (tức chỉ chú ý đến sự ứng dụng cho chính mình, có thể không hẳn đúng với ý của sách) (Nguyên văn: “độc thư bất cầu thậm giải” - Ngũ Liễu Tiên sinh truyện). Vả chăng thời trước cũng chưa có những sách chuyên đề về văn phạm ngữ pháp để có những tiêu chí xét đoán trong địa hạt này.
Dù sao vẫn có thể khẳng định có một hệ thống chữ Hán của riêng người Việt, với cách phát âm riêng biệt đối với toàn bộ từ vựng Hán ngữ, và với cách viết, cách định nghĩa đối với một số chữ và từ, như cách viết chữ “việt”, chữ “cạnh”, cách hiểu những từ “băng hà”, “thế chấp”... vừa nói ở trên. Thiết nghĩ chúng ta cần có một cuốn từ điển thực sự là “từ điển Hán Việt”, có phần quan trọng ghi lại “chữ Hán của người Việt”, ngoài việc ghi âm và nghĩa như các từ điển Hán Việt hiện có, còn thêm cả những lối viết chữ, cách đọc và định nghĩa của riêng người Việt, như đã trình bày. Hơn thế nữa, nó còn bao gồm cả các từ ghép và thành ngữ có trong các văn bản Hán Nôm của dân Việt. Chúng ta đã có những bản chú thích khá đầy đủ các tác phẩm Hán và Nôm, những từ ngữ (và điển tích trong đó) sẽ là những từ điều và thí dụ trong cuốn từ điển Hán Việt mới. Và nhất là sẽ có mặt cả những từ ngữ không thấy ở các từ điển Trung văn, mà số lượng những từ điều này không phải là nhỏ. Đơn cử bài thơ nổi tiếng
 Nam quốc sơn hà do Lý Thường Kiệt cho đọc bên sông Như Nguyệt, chỉ trong bốn câu mà đã có ba từ ghép là “tiệt nhiên”, “nghịch lỗ”, “bại hư” không thấy trong các từ điển thường dùng Trung Quốc như Từ nguyên, Từ hải.Cuốn từ điển Hán Việt mới sẽ ghi các từ ghép trên, cùng những từ khác như “Nam quốc”, “sơn hà”... kèm thí dụ lấy ở văn bản người Việt, và cả ở văn bản Trung Quốc nếu thấy cần (sẽ có ghi dấu hoa thị ở những từ điều coi như của riêng người Việt).
Ngoài ra, về mặt ghi âm đọc ở cuốn từ điển mới, chúng tôi thiết nghĩ:
- Sẽ ghi những âm đọc riêng của người Việt, như ở chữ “cạnh”, chữ “ngốc” nói trên.
- Đối với một số chữ Hán hiện được phiên âm khác nhau trên các từ điển của ta cần tiêu chuẩn hóa để thống nhất cách đọc, giúp cho việc xác định mặt chữ ở những văn bản phiên âm không có điều kiện kèm theo chữ Hán, có thể chua kèm thứ tự của chữ đồng âm được ghi ở cuốn từ điển này, giúp cho người đọc có thể xác định được chữ cần biết.
Một cuốn từ điển như vậy đòi hỏi công sức đầu tư không nhỏ.
Về việc ghi âm đọc, tuy chỉ có một số chữ có âm đọc chưa thống nhất, vẫn cần có một ban chuyên trách tiến hành việc tiêu chuẩn hóa.
Về việc thu thập các từ điều, cách giải thích, tìm thí dụ rút ra từ các văn bản Hán Nôm, việc làm phức tạp hơn nhiều. Cần rà soát lập phiếu cho hàng vạn từ điều, trên cơ sở đó, tiến hành dịch nghĩa và chọn thí dụ thích đáng. Thiết nghĩ nên phân loại các văn bản, chọn một số tiêu biểu nhất coi như thuộc loại A, để tiến hành rà soát và lập phiếu có phương pháp và triệt để. Trên cơ sở đó, có thể có một cuốn được công bố để phục vụ kịp thời và lấy ý kiến độc giả, trong khi vẫn tiến hành rà soát lấy tư liệu ở các văn bản thuộc loại B, loại C v.v... để sách này thêm hoàn chỉnh.
Theo thiển kiến, một công trình như vậy không thể thiếu sự chủ trì và lãnh đạo của Viện Nghiên cứu Hán Nôm trong việc biên soạn. Đây sẽ là một đóng góp đáng kể trong việc giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của một dân tộc vẫn tự hào có một nền văn hiến lâu đời.
V.T.S
CHÚ THÍCH

(1) Xem bài Về những bài thơ Hán Nôm tự dịch của Nguyễn Khuyến, Tạp chí Hán Nôm số 2 - 1990.
* Trong bài này có dùng một số chữ viết tắt sau đây.
1
 . Từ điển Tiếng Việt: 

HTC:
 Đại Nam Quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của - Sai Gon, 1896
KTTĐ:
 Việt Nam từ điển - Hội khai trí tiến đức - Hà Nội, 1931.
ĐDA:
 Hán Việt từ điển - Đào Duy Anh - Hà Nội, 1931.
TC:
 Hán Việt từ điển - Thiều Chửu. Sai Gon, 1966 (in lần 2).
TNg:
 Việt Nam tân từ điển - Thanh Nghị - Sai Gon, 1931.
HP:
 Từ điển Tiếng Việt - Hoàng Phê chủ biên - Hà Nội, 1992.

2.
 Từ điển chữ Hán: 

TĐKH:
 Khang Hy từ điển, Tựa của Khang Hy, 1716.
TN:
 Từ nguyên - 1967.
TH:
 Từ hải - 1967.
ĐTĐ:
 Trung Hoa đại từ điển - Trung Hoa thư cục, 1951.
HN:
 Hán ngữ từ điển - Tân Hoa thư cục, 1957.
VVN:
 Vương Vân Ngũ Tứ giác đại từ điển - Thương Vụ ấn quán, 1930.
TVĐTĐ:
 Trung văn Đại từ điển, Đài Bắc, 1962-1968.

Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

Tha Hóa



 - Con đói quá Bu ơi? Thằng Tý chạy lon ton vào bếp kéo áo Bu nó.
 - Từ đã nào, sắn sắp chín rồi đây này.
 - Con chịu không nổi nữa rồi?
 Thằng Tý thò đôi tay dính đầy bụi đất vào trong cái nồi đang bốc khói nghi ngút. Cái hơi nóng như ôm lấy bàn tay bé xíu của nó. Nó thụt tay lại nhìn Bu khóc méo mó.
 - Mày hỗn, tao khụi cho ít cây bây giờ. Lại ra dọc cát với thằng Sửu ngoài đó chứ gì? Mau ra rửa tay ngay, tao đánh cho chứ mà khóc.
 Thằng Tý đành sụt sịt, tiu nghỉu đi ra cái giếng thành. Nó buồn rầu nhìn chị hai và anh ba nó. Nó đâu có biết anh chị cũng như nó, đang đói cồn cào trong bụng nhưng có hề nói ra. Có ai giám than vãng. Chỉ cần thấy Bu nó trợn một cái là cả hai đứa im thin thít không giám hé nửa lời. Con Mận thì đang lụi hụi lột mấy hột mít khô để tối còn có cái mà nấu để ăn. Còn thằng Tèo thì nằm chèo queo trên chiếc võng cột ở hai gốc tre cột nhà sát bên bếp lửa. Cái đầu nó nghẹo về một bên, nước miếng chảy ra bên khóe miệng, khô lại thành một dấu vệt dài trắng xóa. Những con ruồi xanh cứ vo vo xung quanh nó trông đến thật bẩn thỉu.
 Bu nó vọng ra:
 - Sao mày còn chưa chịu rửa mặt rửa mày, đứng đó làm gì nữa?
 Nó chạy vội lại giếng nước xách cái gàu dừa thả xuống. Nó nhìn xuống mặt nuớc, mặt nước động làm khuôn mặt nó méo mó đi. Từng gợn nước làm cho nó thẫn thờ. Gia đình quá nghèo khổ, vất vả chả nuôi nổi chúng nó. Đứa nào cũng còn ở cái tuổi ăn tuổi học. Chẳng giúp được gì cho gia đình. Cũng vì cái nghèo mà chúng nó cả ba anh em chả có đứa nào biết chữ. Chữ A, chữ B méo tròn ra sao nó cũng chưa hề biết đến. Những đứa trong cái xóm này cùng trang lứa, đều được đi học. Nó ao ước được một lần đến trường, một lần được nghe Cụ Đồ dạy cho cái hay cái đẹp của cuộc đời. Nhưng điều ấy mãi là thứ gọi là giấc mơ. Điều ấy có xảy ra thì cũng chỉ là mơ tưởng. Nó hiểu cuộc đời của nó sẽ bồng bềnh như những gợn nước ở vực sâu kia. Mãi mãi không thoát được cái vòng vây của định mệnh.
 Trong nhà bỗng phát lên tiếng cãi cọ, tiếng Bu nó và tiếng của một người đàn ông nào đó đang to nhỏ với nhau. Nó cũng chẳng buồn để ý, chắc lại mấy Gã đòi nợ đến kiếm chuyện. Cái sự ấy quá quen thuộc với nó. Tuần nào lũ nó cũng đến siết đồ trong nhà. Cả ngôi nhà bây giờ chỉ còn lại lớp vỏ và những con người khổ cực, ngày đêm bon chen với cuộc sống. Nhưng nó lại thầm nghĩ: 
 - Hôm nay vẫn chưa đến ngày siết nợ cơ mà?
Đang suy nghĩ chưa hết thì đã nghe tiếng bét bét rồi tiếng đập bàn, đập ghế trong nhà vang ra. Thằng Tý ù té chạy vào nhà, thì một cảnh tượng làm nó hụt hẫng.
 Một người đàn ông lạ mặt đang tát lia lịa vào mặt Bu nó. Những cái tát như trời giáng cộng với vẻ mặt hung tợn của Gã đàn ông làm cho nó thấy sợ. Nó nép vào một góc tường. Về phần Bu nó thì cứ ôm mặt mà chịu đòn. Chị Mận chạy tới lôi Gã đàn ông ra, còn anh Tèo thì đỡ lấy Bu. Gã đàn ông vung tay làm cho cái Mận lăn chổng càng ra đất. Tiếng khóc ré vang lên thất thanh. Gã ta như con hổ dữ chực vồ tới xé xác Bu nó. Một con hổ lâu ngày bị bỏ đói.
 Chưa bao giờ thằng Tý đau đớn như lúc này. Nó chẳng biết phải làm gì, chỉ còn biết chạy lại với Bu  mà than khóc, lạy lục người đàn ông lạ.
 Gã nhìn thằng Tý rồi cười to:
 - À! Thì ra nó đây à?
 Mày nuôi nó đến chừng này ắt là mày có tiền. Mày có đưa tiền đây cho ông không thì bảo?
 - Tiền ở đâu mà đưa? Mày suốt ngày rượu chè, bê bết. Bà không đưa làm gì được Bà?
 - A! Chà chả, con này láo. Ông tát vỡ mồm mày ra.
 Rồi Gã cứ nhảy xổng vào đánh. Cả ba đứa than khóc om sòm, mặc cho tiếng la ré của Gã ta. Tiếng khóc không làm động lòng được con cọp đực đang hăng tiết. Cứ thế người đàn bà bỏ chạy, theo sau là Gã đàn ông vờn nhau quanh gốc rơm sau nhà. Gã đăm đăm với khúc cây trên tay chực vớ được là nện cho nó gãy xương. Một con người gầy guộc, tướng chạy chàng hảng của người đàn bà có ba dạ con bị rượt đuổi bởi gã đàn ông to khỏe, vật chết cả một con bò. Bi thương làm sao, khi cả ba đứa trẻ than khóc như nhịp điệu hòa tấu cho cuộc rượt đuổi kịch liệt. Một bản giao hưởng thính phòng đến chát tai, chọt dạ. Còn đau đớn nào hơn, khi phải chứng kiến cái nỗi đau đang diễn ra trước mắt.
  Rượt một thôi một hồi, Gã đàn ông lại khát rượu, con ma rượu đã đi vào sâu vào máu, Gã gào lên như một con quỷ khát máu. Gã chạy vào nhà đập vỡ đồ đạc. Chén bát bị vỡ tan tành. Gã đi ra bếp thấy nồi sắn đang bay hơi trên ông kiền, Gã vọt lên cả thành bếp quát:
 - Lại còn sắn nữa à! Cho chúng bây đói móp mồm.
 Gã hất cả nồi sắn vô tro rồi nhảy vào tro dậm dậm. Bụi tro bay tung tóe, sáp lên tay chân, mặt mũi làm cho khuôn mặt Gã hung tợn hẳn lên. Thằng Tèo chạy đến xô Gã, sẵn chân Gã đang điên máu làm một đạp. Thằng Tèo ngã lăn quay ra đất. Bu nó từ phía sau nhà thấy con mình bị đạp ngã. Bà chạy ra giữa sân nhảy đẩng lên xé áo, xé quần
 - Bớ làng nước ôi! Nó giết con tôi.
 - Vào đây mà xem nó giết con tôi.
 - Bớ làng nước ôi!
 - Mày có câm mồm lại không ông bảo?
 - Tao không câm, mày làm gì được tao?
 Tiếng la làm hàng xóm xung quanh kéo đến. Họ nhìn thấy nhưng cũng chỉ đứng ngoài khuyên ngăn, không ai giám can thiệp. Gã đàn ông tỏ vẻ ái ngại trước hàng chục con mắt của bàn dân thiên hạ. Gã chạy lại ba đứa nhỏ, lôi thằng Tý sát lại rồi bế thốc nó lên tay.
 - Nó sẽ đi theo tao.
 - Không! Mày buông con tao ra
 - Mày câm mồm. Con tao, tao đem đi.
 - Nó không phải con mày, lũ ác ôn.
 Thằng Tý nghe đến đây chợt khựng người lại, nó nhìn chăm chăm vào Gã đàn ông. Nó hình như đã hiểu ra được phần nào.
 - Ông ta là Bố nó ư?
 Không thể nào, Bố nó không phải là người như vậy. Bố nó phải là người biết yêu thương, đùm bọc cho nó, anh chị nó và cả mẹ nó. Nó không hề chấp nhận một người Bố như Gã ta. Nó vùng vẫy, đập tay đập chân. Rồi cắn Gã đàn ông một cái. Gã đau quá buông nó xuống đất. Nó chạy đến với Bu. Nhìn Gã với cặp mắt căm thù.
 - Được lắm. Chúng mày hãy đợi đấy!
 Gã chỉ tay vào cả bốn con người đau khổ, rồi vụt chạy ra khỏi nhà. Hàng xóm xung quanh cũng lãng dần, về hết. Chỉ còn lại bốn mẹ con ngồi quây quầng bên nhau, rưng rưng nước mắt. Mọi chuyện đến quá bất ngờ, chúng nó còn chưa hoàn hồn. Bà mẹ đưa cánh tay xoa đầu thằng Tý rồi ôm nó vào lòng. Cái Mận, cái Tèo thấy thế cũng choàng tay ôm Bu chúng nó. Ở ngoài kia tiếng chim vịt kêu, nghe sao buồn thảm.
  “Nếu nhìn xa thì cuộc đời như một hài kịch, còn nhìn gần thì cuộc đời như một bi kịch”.
 Cái hạnh phúc gia đình nhìn từ xa mấy ai hiểu được, lặng lẽ, đầm ấm, không ai biết hết được. Nhưng khi nhìn gần thì nó hoàn toàn lại không như thế. Chính cái hài kịch đã đẩy con người đến với cái bi kịch trong cuộc sống. Cái nghèo đói, cái cùng cực đã đẩy con người đến với sự tha hóa. Con người cứ như là một con tạo xoay vòng, cứ có lực tác động là nó lại xoay, xoay quanh xoáy cả cát bụi.

                                                                                                 

Hương Lúa


                              
   Cái nắng trái mùa tháng 8 như thiêu như đốt. Quảng Nam mùa này đã bắt đầu vào mùa thu hoạch. Lúa trên khắp cánh đồng đã bắt đầu ngã sang màu vàng rực. Những con chim lúa cũng đã kéo về làm tổ, kêu ríu rít. Từng hạt nắng buông xuống ôm cả một cánh đồng, những tia nắng xỏ xiên qua từng cây lúa đỗ bóng dài nhấp nhô...
   Từ sáng sớm, khi tôi còn đang ngái ngủ thì đã nghe tiếng cô Năm, chú Sáu ở ngoài đường hỏi chuyện to nhỏ với nhau.
 -Này thì lúa nhà anh vụ này thế nào?
 -Rồi ruộng chị có bị sâu, chuột gì phá không?
 Họ cầm những lưỡi liềm đi trong ánh sáng hừng đông mường tượng như những người du mục tìm đến với chiến lợi phẩm mới. Ở quê tôi cứ đến mùa gặt lại đông vui như trẩy hội. Tiếng máy nổ, máy cắt nghe phành phạch trộn thành một âm thanh đặc trưng của một miền quê. Cái nhựa sống ấy cứ diễn ra liên tục ở mỗi thời vụ như những tập phim được chiếu đi chiếu lại không bao giờ biến ngán. Thường thì ở quê tôi người ta chỉ gặt trả công. Nhà này gặt thì được nhà kia đến giúp. Sau khi gặt xong đến lượt nhà kia thu hoạch thì nhà này sang giúp lại. Cứ thế nhà này đến nhà kia thay nhau hỗ trợ cho đến hết mùa vụ.
   Tôi vẫn còn nhớ, những năm trước khi chưa có máy gặt đập liên hoàn. Mọi người phải dùng liềm cắt bằng tay, khoảng năm đến sáu người trên một thửa ruộng. Cứ thế cắt thành từng cụm nhỏ để cho những người khác ôm lại thành một đống lớn. Mẹ tôi vẫn thường hay nói đùa:
 "Cắt mãi không thấy đầu bờ".
 Thế đấy! Nhưng rồi cả sào này sang mẫu khác cũng đâu vào đấy bởi những cánh tay như những lưỡi hái của chiếc máy tăng đơ không bao giờ biết mỏi mệt, mà năng lượng của nó là những giọt mồ hôi trĩu nặng...
   Lúa được chấc lại thành hai đống bằng nhau. Rồi người ta đặt cái máy tuốt lúa vào giữa hai cụm lúa. Chiếc máy này phải đạp bằng chân, ở quê tôi hay gọi là máy tuốt đạp. Hai người đàn ông thật mạnh khỏe đứng đạp và được hai người phụ nữ hai bên đưa từng bó lúa vừa tay để cho vào máy mà tuốt. Lúa được tuốt xong còn một công đoạn đặc biệt là phải dùng chiếc rổ mà dân Quảng tôi gọi là "Rổ Xổ" để sàng những bông lúa "dé" cho sạch hạt. Lúa làm sạch xong được cho vào bao chấc thành từng hàng trên bờ để dùng xe bò kéo về.
   Có những năm, nhà tôi còn tận dụng ánh trăng lên gặt vào ban đêm. Hình ảnh những con người trên cánh đồng kể cả những chú bù nhìn rơm và tiếng cắt lúa nhộn nhịp hẳn lên. Trời ban đêm gió mát trăng thanh, đâu đó nghe tiếng hò, vè và những khúc ca đối đáp. Lũ trẻ con trong làng lăn xăn trên cánh đồng ôm từng bó lúa nhỏ chân chạy thoăn thoắt. Từ nhà này đến nhà khác, hễ họ gặt xong là tranh thủ giúp nhau. Tiếng chọc ghẹo của các cô chú độc thân làm cho những chị em ra vẻ ngượng ngùng.

                                                   “Trúc xinh trúc mọc đầu đình,
                                           Em xinh em đứng một mình cũng xinh”.

 Thế là lũ trẻ cũng ùa theo reo hò khắp cả thôn xóm. Làm cho cái không khí về đêm thêm nhộn nhịp, cái mệt nhọc cũng bị trút bỏ hẵn đi...
   Tôi vẫn không quên, mỗi khi đến nhà tôi gặt là mẹ lại sai tôi chạy đi mua mì và thịt về cho mọi người ăn nữa buổi. Mẹ nấu một nồi nước lèo thiệt to và một thúng mì. Mẹ bỏ vào đôi gióng rồi dùng cái đòn gánh quẫy kĩu kịt trên vai. Phần tôi thì bưng cái mũng đựng chén, bát, đũa..., chạy lon ton theo sau gót chân mẹ. Những tô mì Quảng đặc sản quê tôi còn đang nóng hổi. Họ cùng nhau nghỉ ngơi, trải tấm bạt nhỏ lên đám rạ đã tuốt ngồi xếp thành một vòng tròn. Họ vừa ăn vừa kể những câu chuyện tiếu lâm cười đến no bụng...
   Những đám lúa gặt xong thì được các hộ thay phiên nhau dũ ra thành từng hàng mỏng cho mau khô. Có nhà thì bó lại gánh về chấc thành đống rơm để cho lợn cho bò. Có nhà lại đốt để làm phân, giết sâu bọ, đuổi lũ chuột đồng. Cái giống chuột đồng là thứ mà người dân làm nông rất ghét. Răng nó như những lưỡi liềm, cắn ngang mọi thứ. Có năm vụ mùa thua nặng cũng vì chúng.
   Cả cánh đồng bây giờ chỉ còn là những gốc rạ trơ trơ. Cứ chiều chiều lũ trẻ con trong làng lại bẻ những nhành keo làm khung thành đá bóng. Bụi tro làm cho chúng nó đen sì như những tuyển thủ Châu Phi. Xa xa chú Hai và một số nhà cho lũ vịt ra săn mồi, rĩa những bông lúa còn rơi vãi trên mặt đất...
   Hình ảnh khói lam chiều, tiếng ếch nhái trên cánh đồng quê, những con người nông dân quanh năm tất bật trên ruộng lúa như một kỷ niệm đẹp trong tôi.


                                                                                                

Góc Khuất


   Khi cái nắng gay gắt của ánh mặt trời như ngàn tia lửa lan tỏa khắp trần thế bị kéo lùi dần về dãy núi phía Tây thì cái không gian buổi chiều tà nó đã hiện hữu dưới nhân gian. Nhìn xa xa ở cuối chân trời từng đám mây đen đã ứng dần chạy khắp nền trời lấn át cả bầu trời xanh. Hơi lạnh từ biển thổi vào như thổi bay đi cái mệt mỏi, cực nhọc hằng ngày của người dân Chợ Nam. Tiếng chim ríu rít đua nhau sa về tổ ấm, những con chim sẻ nháo nhác quanh cái kẻ ngói nhà nội tôi. Từng đàn cò trắng vỗ cánh thành hình chữ M, chữ V hướng cả về núi. Những con sa đà kiếm mồi thì cũng tìm những bụi tre rậm trú ẩn. Chỉ có những con cò lửa có thân hình đỏ chói vì cái nắng chiều bắt đầu lò dò đi tìm thức ăn trong cái thời gian ngắn ngủi. Những đàn gà con cũng ùa nhau kêu chiếc..chiếc..., chạy về nấp dưới bụng mẹ. Nhìn sang bên nhà ông Năm và ông Sáu cũng bắt đầu cái buổi chiều tà của mình bằng chai rượu gạo mua ở nhà cụ Thà. Ông Năm nhiếp một ly rượu rồi vỗ vào đùi nghe phành phạch, khà một hơi, chịp chịp cái miệng tỏ vẻ rất ngon lành. Tôi cũng chẳng hiểu tại sao các ông ấy lại thèm cái món ấy đến như vậy. Đang ngồi trầm tư suy nghĩ thì bà nội cất tiếng gọi:
 - Thằng Nhỏ đâu rồi? Sao còn không xuống chợ mà đón Bu mày về mà còn thẫn thờ ngồi ì ra đấy?
Tôi giật mình nói vọng vào nhà
 - Con đi ngay Bà ạ!
   Thế rồi tôi vào nhà xỏ đôi dép cụt và đội cái mũ tai bèo chuẩn bị đi. Nói là dép cụt cũng có cái nguyên do của nó. Dân nhà nông ấy mà, lội bờ, lội bụi cả ngày chăn bò, cắt cỏ thế là nó vấp cỏ hay ụ đất mà gãy cả cái đầu chiếc dép. Thế là chúng tôi đặt đó là những đôi dép cụt. Tôi đi ra hàng rào tre trước ngõ dắt chiếc xe đạp cũ đã tróc mất cả màu sơn, cả hai dây phanh đều đứt cả. Cái bàn đạp đã bể tự bao giờ. Bố tôi đã phải lấy hai miếng gỗ mà độ lại. Những chiếc tăm xe đã bị hoăn gỉ, hai chiếc lốp thì trọc bon như những cái đầu mõ gõ của các vị sư thầy. Nói là xe đạp chứ thật tình mà nói bây giờ chiếc xe này nó như một kẻ khuyết tật già nua đã đến tuổi nghỉ hưu.
 Tôi nhìn qua bên nhà và lên tiếng
 - Bẩm ông Năm và ông Sáu con đi ạ!
 - Ừ! Mày đi đón cái Bu mày đấy à?
 Đi sớm về sớm cho kịp cơm tối nghe con? Ông Sáu nói to.
 - Dạ thưa con đi ạ!
 Thế là tôi quay đầu chiếc xe ra và đạp đi. Hôm nay chiếc xe như bị già yếu hơn mọi hôm, từng vòng đạp của nó nặng hơn, tiếng bi vỡ nghe két..két..., cái cổ xe thì nó như muốn rớt cả ra ngoài... Nhưng tôi cũng chẳng thèm để ý đến nó nữa, cứ thế tôi chầm chậm đi lên chợ Nam thả hồn mình vào trong từng luồng gió mát, ngắm nhìn cảnh vật hai bên đường tâm hồn như được trãi rộng ra với tự nhiên. Con đường đầy những ổ gà, lâu lâu có những đoạn phải bì bõm xoắn ống quần vượt qua bùn lầy. Những cơn mưa giông làm cho con đường trở nên lầy lội, cứ thế tôi đạp rồi dắt bộ mãi cũng thấy khu chợ Nam ẩn hiện xa xa. Từng đoàn người lao động trên rừng về, quần quật cuốc xén từng lát đất khô cằn cho những hạt mầm xanh chớm mọc. Từ chợ Nam đến rừng Mân không xa, cả cánh rừng như vòng tay ôm cả khu chợ Nam vào lòng. Chả là chợ Nam được hình thành dưới chân đồi là vì những người lái buôn ở làng bên vượt rừng để cung cấp các nguồn nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa đủ loại...một cách nhanh chóng. Đi lâu ngày thành quen họ tạo nên thành một lối mòn xẻ giữa rừng núi. Bu tôi cũng vậy. Cứ sáng sớm Bu phải dậy sớm và đánh thức tôi dậy để mà lên chợ Nam. Đến đây Bu cùng một số người khác phải khuân vác các thứ từ chợ Nam sang núi, qua làng bên để đổi các thứ cần dùng. Quầng quật suốt ngày nhưng cũng chỉ đủ trang trải cho gia đình. Bố tôi thì đi làm xa, quanh năm suốt tháng, mỗi năm chỉ về nhà một lần nhưng mà khoảng thời gian vài năm lại đây không thấy bố về nữa. Có người cho là bố tôi đã mất do phá núi cho lũ quan lại trồng cây thuốc phiện bị đá đè mà chết. Từ cái ngày nghe tin ấy Bu tôi như chết đi một phần tinh thần, mọi thứ trong gia đình như quả núi đè nặng trên đôi vai của Bu. Ngày tháng trôi qua, rồi nỗi đau cũng vơi đi, Bu và tôi đều mong đợi một chút hy vọng dù biết là viễn vông nhưng vẫn tin rằng một ngày không xa bố tôi sẽ trở về.
  Chợ Nam hôm nay đông vui quá, từng đoàn người ở các làng, xã kéo về tụ họp mua bán. Nào các dãy hàng xén cho đến các dãy vật dụng thường ngày. Người dân ở đây buôn bán và tụ họp phải qua tai mắt của lũ cường hào họ Đường. Tên này được giao cho cái chức cao là chính chủ Chợ, cai quản cả khu chợ Nam. Dưới tay họ Đường này có hàng chục nô lệ tay chân cho gã. Vì miếng cơm manh áo mà họ phải chịu bao nỗi khổ cực. Gã chia chợ Nam thành riêng hai khu nhỏ. Khu thứ nhất dành cho những người chức cao, vọng trọng, giàu có, mua bán trao đổi qua lại những món hàng hóa sang trọng đắt tiền chỉ dành riêng cho những người giàu. Khu thứ hai là nơi Gã dành cho lũ dân đen, những người khó khăn, nghèo khổ như chúng tôi. Đến hai phần ba khu chợ là dành cho những người sang trọng, quý phái. Chỉ còn một phần là giành cho những người thấp hèn, dân đen. Khổ một nỗi Gã họ Đường kia lại đánh thuế đến cả là mất nhân tính, phần người khổ như chúng tôi Gã đánh thuế gấp đôi. Dân tình than khóc, nghèo khổ nhưng Gã cũng chẳng thèm đếm xỉa gì tới. Chỉ suốt ngày cho lũ đàn em đi thu thuế từng hàng một, người nào không có tiền thì lũ nó đánh đập dã mang không thương xót. Cái cảnh tượng ấy ngày nào cũng diễn ra thành đến cả quen con mắt.
 Tôi ghé vào mảnh đất nổng cao ở phía ngoài khu chợ đợi Bu tôi. Đưa đôi mắt xa xa nhìn lũ trẻ con trên đám đất gò đang chạy nhảy thả những con diều bằng giấy học tung bay dưới nền trời xanh thẳm. Tâm hồn tuổi thơ của tôi trỗi dậy, tôi muốn chạy ra nô đùa cùng thả những con diều như đàn cò trắng. Thế nhưng tôi vẫn hiểu điều đó là không được và sẽ không bao giờ xảy ra. Lũ trẻ con ấy là con của các tên quan lại giàu có, chúng chẳng bao giờ để ý đến những đứa trẻ xung quanh nghèo hèn hơn chúng nó. Cái bức tường tách biệt ấy nó còn chắn lại đến cả những đứa trẻ thơ. Tiếng nô đùa, reo vang ồn đến cả một góc chợ. Thế rồi tôi bỗng nhiên giật mình một cái khi có một người phía sau tôi đang khẽ vỗ vai. Tôi quay lại, thì ra là một cụ già, cụ trạc tuổi bà tôi, cái lưng còng của bà khiến tôi thấy mà thương, tay chân bà lại khô nẻ, ống quần của bà thì xoắn ống cao ống thấp, đầy những miếng vá. Khuôn mặt móm mém nhai miếng giầu đỏ tươi. Bà nhìn tôi tay cầm bó rau diếp:
 - Mua giúp già bó rau diếp?
 Lời nói xen lẫn một giọng khàn khàn với khuôn mặt nhăn nheo thấm đượm một nỗi buồn đang hiện hữu.
 - Cháu không có đem tiền bà ạ! Tôi quơ quơ cánh tay ra hiệu.
 Nói cho ra oai đến thế chứ như tôi lấy đâu ra tiền mà đem. Mỗi sáng chở Bu ra chợ, Bu cho tôi một xu đủ mua một ổ bánh mì không, nhai quoa loa để lót cái dạ dày buổi sáng. Những lúc khuân vác được nhiều hàng thì còn được ổ bánh mì mà nhai. Những khi ít hàng thì tôi cũng mang cái bụng đói về nhà mà nhai củ sắn lùi bà nướng trong bếp. Rõ khổ đến thế nhưng vẫn qua ngày.
  Bà đặt bó rau diếp lại vào rổ rồi ngồi chồm hổm dưới đất, đợi ai ngang qua mua giúp bà một bó. Tôi cảm thấy buồn trong lòng. Già đến tuổi vậy nhưng bà vẫn còn lặn lội đi bán kiếm từng đồng xu lẻ để nuôi sống bản thân. Tôi bấm lòng không cho xúc cảm dâng lên đôi mắt đã bắt đầu rơm rớm. Sao ông trời không nhìn xuống nhân gian cho những con người chúng tôi. Trên đời sao lại có những người giàu đến nứt vách bù lại có những người nghèo đến xơ xác. Sự ngăn cách ấy quá lớn như là góc khuất che đậy lại cái thực tại đau khổ, nghèo hèn ấy, bao vây lại để rồi không có lối thoát. Trời sinh voi, trời phải sinh cỏ nhưng những đám cỏ tươi xanh ấy ở đâu duy chỉ còn lại những gốc cây khô cằn. Chúng dân nghèo như chúng tôi vẫn tin không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời. Cái điều vẫn đang ám ảnh trong từng suy nghĩ của mỗi người chúng tôi.
  Tôi lại gần bà cụ và bắt đầu trò chuyện trong khi bà đang cầm túi tiền xu, dăm ba đồng ngồi đếm.
 - Sao bà không đem vào trong chợ mà bán? Mà lại ngồi ngoài này?
 Bà vẫm chăm chú đếm tiền với đôi mắt lem hem. Bà lên tiếng run run, khuôn mặt bắt đầu xìu xuống.
 - Không được đâu cháu. Bà cụ xen lẫn cái lắc đầu.
 Cái lắc đầu và câu nói nửa chừng của bà cụ làm tôi thêm tò mò, khó hiểu.
 Tôi gặn hỏi thêm:
 - Thế sao lại không được hả bà?
 Lúc này tôi thấy vẻ mặt của bà có vẻ giận dữ
 - Tổ cha chúng nó. Rõ đến là tham, cái thằng họ Đường nó đánh thuế má gì mà cao ngất ngưỡng. Tao không có tiền đóng, nó xô nó đuổi. Tao già yếu phải bò ra đây.
 Sự giận dữ và la mắng của bà làm cho con mắt nhiều người phải nhìn vào
 - Đánh bao nhiêu mà nặng hở bà? Tôi ngồi xếp bằng lót đôi dép cụt xuống đường rồi nhìn bà cụ.
 Bà lại thở dài rồi nói nhưng lần này không còn to tiếng nữa.
 - Mười đồng. Phải đúng mười đồng cháu à!
  Cháu thử nghĩ xem, già bán chừng này rau có được đến là năm đồng không. Mà trong khi đó cái lũ ác ôn, vô nhân tính ấy đòi già đến phải mười đồng. Người ta sức dài vai rộng đến thế kia mà còn chưa làm đủ, như già thì lấy cái khoảng ấy đâu ra. Cái lũ ấy không giám đánh già nhưng già thấy khổ thân. Nghèo cũng là cái tội đấy cháu à. Rồi bà chỉ ngón tay qua đường chỉ tôi. Một gã đàn ông to con lớn xác đang hất tung từng gánh hàng của một người đàn bà, còn vung tay xô đẩy đánh đập người đàn bà hết sức dã man.
 Tôi nghe văng vẳng tiếng kêu la.
 - Mày có biến khỏi đây không ông bảo?
 - Tao không đi, mày có giỏi thì giết tao đi.
 - Con này láo. Mày muốn chết, ông cho mày chết.
 Thế là người đàn ông nhảy xô vào người đàn bà tát lia lịa. Người đàn bà không đánh trả mà nằm giữa chợ giãy đành đạch như con cá trên thớt sắp bị chặt cổ, lóc da.
 - Bớ làng nước ôi! Nó đánh tôi
 - Bớ làng nước ôi! Mày giết bà đi.
 - Bớ làng nước ôi!... Bớ làng nước ôi!
 Mặc cho tiếng kêu la, người đàn ông vẫn đánh đập. Người dân phải ùa vào can ngăn, và lôi người đàn bà ấy ra khỏi chợ. Chứ không, cứ như vậy người đàn bà ấy đến chết mất. Cảnh tượng hỗn độn diễn ra trong chốc lát lại càng náo nhiệt thêm khi Gã họ Đường ra mặt. Như nghe ngóng được tình hình, Gã trên xe bước xuống lên giọng quát mắng:
 - Cái lũ chó tha này. Ông đã bảo là chúng mày buôn bán là phải nộp thuế cho ông. Ông đánh thuế chúng mày như thế đã là quá nhẹ rồi. Chúng mày quậy là quậy thế nào?
 Cả chợ im thin thít không ai giám lên tiếng. Vì trong họ đang có sự giằng xé mãnh liệt, họ muốn trỗi dậy chống lại nhưng họ lại lo cho cuộc sống của họ, vì mỗi người họ đều là nô lệ là công nhân làm thuê, vác mướng cho Gã. Bát cơm trắng vơi bớt khoai sắn độn lẫn lộn của họ có được cũng là nhờ chỗ làm của Gã. Đối với họ chịu nhục đã trở thành thói quen, sự quen nhờn. Để có được miếng cơm manh áo thì họ sẵn sàng đánh đổi tất cả từ mọi sự xung quanh. Chỉ còn lại tiếng than khóc của người đàn bà bị đánh đập. Như tiếng khóc của đứa trẻ thất thanh trong đêm vắng.
 - Ông thì ông chẳng làm khó gì chúng mày. Chỉ cần nộp thuế đủ cho ông thì tùy chúng mày buôn chúng mày bán. Còn thiếu ông một xu thì chúng mày nhìn con đàn bà kia mà làm gương.
 Rồi Gã lại bước lên chiếc xe Ríp và chạy đi. Mặc cho cả chợ đang trố mắt nhìn theo chiếc xe đang khuất dần và khói bụi mù mịt bay. Đám đông rã dần, ai lại vào việc nấy. Gã đàn ông thu thuế vẫn cứ cầm khúc cây và dạo quanh khu chợ thu tiền.
 Bà cụ nhét vội gói tiền vào lưng quần rồi bưng rổ rau đứng lên. Tôi đỡ bà đứng dậy, bà phủi phủi cái đít quần dính đầy cát và quay sang tôi.
 - Cháu ngồi đấy. Bà đi đây, phải bán cho nó hết cái rổ này thì bà mới có cái ăn tối nay. Không thì nhe răng ra đói bỏ mẹ. Bà cười nhoẻn miệng rồi bước đi rao quanh khắp cả đường.
 - Tôi chỉ kịp vâng vâng, dạ dạ.
 Tôi lại ngồi xuống đất rồi nhìn vào chợ đợi Bu tôi. Cảnh tượng hôm nay để lại trong tâm trí tôi nhiều suy nghĩ. Cũng chỉ vì đồng tiền mà con người lại bị đánh đập, giẫm đạp lẫn nhau. Chửi mắng những con người đáng tuổi cha mẹ mình. Lương tâm, nhân cách của họ còn đâu. Hay như lời bà cụ nói chúng nó bị chó tha đi mất rồi. "Nghèo" và "Giàu" là hai chữ viết ra giấy rất nhanh và dễ dàng nhưng trong cuộc sống để viết nên điều đó thì thật là khó khăn. Giữa hai chữ còn cách nhau chữ "và" huống chi là trong xã hội bị ngăn bởi một bức tường khá cao và dày.
 Đến bao giờ thì cái sự kỳ thị ấy mới mất đi, sự tách biệt ấy mới thu dần khoảng cách. Thôi thì cũng đành chờ đợi vào mệnh kiếp và số trời. Trời che ai nấy mát, thế thôi.
 - Mày làm gì mà thẩn thờ ra thế hở con.
 Tôi ngẩng mặt lên, thì ra là Bu.
 - Bu đã về đấy à!
 - Ừ! Mày lại dắt xe, rồi về mau mau kẻo bà mày trông.
 Thế là hai Bu con chúng tôi dắt xe ra về, tiếng cót két lại cất lên, bỏ lại sau lưng một cảnh tượng buồn thảm.