Tôi yêu em
Chiều lặng nhìn bên cốc café đen
Tâm hồn tôi u tối một vùng trời
Café đen tuy đắng nhưng không đắng
Mang vị trầm của một khoảng không gian
Trong suy tư tôi lặng thầm suy nghĩ
Mang tội gì em nở bước ra đi
Giọt café nhỏ giọt như em bước
Nở vô tình cất bước thế sao em
Nơi phương ấy ngọc ngà hay biển bạc
Có hơn anh một tình yêu vô bờ
Ngày em đi lá vàng lao xao rụng
Như mảnh vụn của trái tim anh
Bước chân em vội vàng sao cất bước
Để lòng anh đau nhói tận tâm hồn
Hương café nhẹ nhàng trong gió thổi
Mang mùi hương nhẹ thoảng vào hư vô
Tôi giật mình nhớ hương xưa đâu đó
Của vòng tay âu yếm mới ngày nào
Nhớ khi xưa bên anh em hay nói
Anh yêu ơi em mãi yêu anh hoài
Sao bây giờ như là làn sương khói
Thoảng bay vào một cõi không tên
Đưa café lên miệng sao thấy đắng
Giống lòng em chua chát thuở ban đầu
Nhắm mắt lại cố nuốt sự cay đắng
Cố quên đi hình bóng của một thời
Quy Nhơn: Võ Như Văn
Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013
Mặt trời chìm dần sâu đáy biển
Biển nuốt nắng vang nuốt ngày xanh
Nuốt cả Mặt Trời _ vầng dương đỏ
Sóng vẫn cuộn trào tím mênh mông
Sóng vẫn thét gào bao khao khát
Biển nuốt cả trời nhớ chưa nguôi !
Hoàng hôn buông xuống. . . biển nhớ trời. . .
......Một buổi chiều với biển.....
Vắng vẻ và cô liêu..........
Tác Giả:Nguyễn Thị Mỹ Tiên( Sư Phạm Văn B K35 )
Biển nuốt nắng vang nuốt ngày xanh
Nuốt cả Mặt Trời _ vầng dương đỏ
Sóng vẫn cuộn trào tím mênh mông
Sóng vẫn thét gào bao khao khát
Biển nuốt cả trời nhớ chưa nguôi !
Hoàng hôn buông xuống. . . biển nhớ trời. . .
......Một buổi chiều với biển.....
Vắng vẻ và cô liêu..........
Tác Giả:Nguyễn Thị Mỹ Tiên( Sư Phạm Văn B K35 )
THÀNH NGỮ- TỤC NGỮ HÁN NÔM-VIỆT HÁN THÔNG DỤNG NHẤT 成語-諺語 漢越最常用
THÀNH NGỮ- TỤC NGỮ HÁN NÔM-VIỆT HÁN THÔNG DỤNG NHẤT 成語-諺語 漢越最常用
Ác giả ác báo, thiện lai thiện báo.
( Làm ác gặp ác, ở hiền gặp lành )
Anh hùng nan quá mỹ nhân quan.
(Anh hùng không qua được ải người đẹp)
An thân, thủ phận. An phận, thủ thường
(Muốn bình an, thì nên biết khả năng của mình. Muốn giữ bình an thì đừng làm gì quá khả năng của mình)
半信半疑
Bần cư tại thị vô nhân vấn, Phú tại sơn lâm hữu khách tầm
半信半疑
Bàn xìn bàn yí
Bán tín bán nghiBần cư tại thị vô nhân vấn, Phú tại sơn lâm hữu khách tầm
(Nghèo khổ sống nơi đô thị không ai tìm. Giàu có dù sống nơi rừng núi cũng có người tìm tới)
Bất chiến tự nhiên thành
Không cần đánh cũng thắng. đồng nghĩa với "gặp đúng thời vận "
知己知彼
知己知彼
Zhī jǐ zhī bǐ
Biết người biết ta
Cẩn ngôn vô tội , Cẩn tắc vô ưu
( Cẩn thận lời nói thì tránh được tội, cẩn thận trong mọi việc thì không lo lắng về sau)
改邪归正
敢做敢当
Gǎn zuò gǎn dāng
Dám làm dám chịu
名不虚传
Danh chính, ngôn thuận, sự tất thành.
(Việc đúng, nói nghe xuôi tai, việc sẽ trôi chảy)
改邪归正
Gǎi xié guī zhèng
Cải tà quy chính敢做敢当
Gǎn zuò gǎn dāng
Dám làm dám chịu
名不虚传
Míng bù xū chuán
Danh bất hư truyền
Danh chính, ngôn thuận, sự tất thành.
(Việc đúng, nói nghe xuôi tai, việc sẽ trôi chảy)
Danh bất chính, ngôn bất thuận, sự bất thành.
(Việc không đúng, nói nghe không lọt lỗ tai, việc sẽ không tới đâu)
Dục tốc bất đạt
(Vội vàng để làm điều gì sẽ hư việc)
Dưỡng hổ di họa
( Nuôi cọp sẽ mang hoạ - không biết nó cắn chết lúc nào vì dù sao vẫn là thú tính ).
Dự bị hơn phòng bị, phòng bị hơn chuẩn bị.
(Giống với câu tục ngữ "Đừng nên chờ nước đến chân mới nhảy" trong tiếng Việt)
Đa tình tự cổ nan di hận
Đa tình tự cổ nan di hận
(Từ xưa đa tình chỉ để lại mối hận)
大难不死就有后福
Dà nàn bù sǐ jiù yǒu hòu fú
Đại nạn không chết ắt sẽ có phúc lớn
道不同,不相为谋Dào bù tóng, bù xiāng wéi móu
Đạo bất đồng bất tương vi mưu
( Không cùng chí hướng, quan niệm thì không thể hợp tác, bàn luận )
Đạo bất đồng bất tương di ngôn
Đồng đạo bất đồng lộ
( Cùng chí hướng nhưng không cùng chung đường )
读万卷书, 行万里路
du wan juan shu , xing wan li lu
Đọc một quyển sách bằng đi vạn dặm đường
经一事长一智
Jīng yī shì zhǎng yī zhì
Đi 1 ngày đàng học 1 sàng khôn
大难不死就有后福
Dà nàn bù sǐ jiù yǒu hòu fú
Đại nạn không chết ắt sẽ có phúc lớn
道不同,不相为谋Dào bù tóng, bù xiāng wéi móu
Đạo bất đồng bất tương vi mưu
( Không cùng chí hướng, quan niệm thì không thể hợp tác, bàn luận )
Đạo bất đồng bất tương di ngôn
Đồng đạo bất đồng lộ
( Cùng chí hướng nhưng không cùng chung đường )
读万卷书, 行万里路
du wan juan shu , xing wan li lu
Đọc một quyển sách bằng đi vạn dặm đường
经一事长一智
Jīng yī shì zhǎng yī zhì
Đi 1 ngày đàng học 1 sàng khôn
Địa ngục vô môn, hữu khách tầm
(Địa ngục không cửa nhưng lại có người tìm đến. Điều xấu xa, tội lỗi thì mọi người lại thích làm)
Điểu vị thực Vong, Nhân vị lợi Vong
(Loài chim vì ăn mà chết, người vì lợi mà cắm đầu vào chỗ chết)
徐娘半老
恨鱼剁砧
徐娘半老
Xú niáng bàn lǎo
Già rồi còn đa tình
恨鱼剁砧
Hèn yú duò zhēn
Giận cá chém thớt虎毒不吃子
Hǔ dú bù chī zi
Hổ dữ không ăn thịt con
Hữu xạ tự nhiên hương.
(Tài giỏi tự dưng người ta biết đến, như mùi hương tự nó tỏa ra)
Hữu danh vô thực
(Giống với câu tục ngữ "có tiếng mà không có miếng" trong tiếng Việt.
Hoa rơi hữu ý, nước chảy vô tình
(Câu này để chỉ hành động cố ý làm rớt vật gì đó như...tiền chẳng hạn hoặc có hành động gì đó trước mặt người mình thích để tạo sự chú ý, nhưng người đó lại vô tình không biết ! Hic hic hic...)
Hoạn lộ, Họa lộ .
(Đường công danh lại chính là đường tai hoạ)
Hữu phận vô duyên
(Dành cho đôi lứa có gặp gỡ, có tình yêu mà không đi đến hôn nhân,
tương đương với câu "có duyên không phận")
Hữu tài vô phận
(có tài mà không làm được gì to tát cả)
挑肥拣瘦
铢两悉称
无风不起浪
挑肥拣瘦
Tiāo féi jiǎn shòu
Kén cá chọn canh铢两悉称
Zhū liǎng xī chèn
Kẻ tám lạng , người nửa cân无风不起浪
Wú fēng bù qǐ làng
Không có lửa làm sao có khói.不听老人言/ 吃亏在面前
Bù tīng lǎo rén yán / chī kuī zài miàn qián
Không nghe người lớn thì sẽ gặp bất lợi
Mãnh hổ nan địch quần hồ
(Hổ dữ cũng không thể đánh thắng một thế lực cáo già)
Mỹ nhân tự cổ như danh tướng
(Tự ngàn xưa, người đẹp ví như tướng tài)
一本万利
Yī běn wàn lì
Một vốn bốn lời
一本万利
Yī běn wàn lì
Một vốn bốn lời
Nhân bất học bất tri lý
(Người không học, không suy xét được phải trái)
Ngọc bất trác, bất thành khí
(Ngọc không mài giũa, không sáng đẹp)
Ngọc khiết băng thanh.
(dùng để tả sự trong trắng, tinh khiết của người con gái)
Nhất nghệ tinh, Nhất thân vinh
(Giỏi một nghề thì ấm thân. Câu này rất đúng trong quá khứ nhưng chỉ đúng một phần cho thời buổi chộp giựt như hiện tại)
Nhân sinh vô thập toàn
( Đã là con người thì không có ai là hoàn mỹ )
Ngôn sở bất tri, Tri sở bất ngôn .
( Người nói ra thì không biết, Người biết thì không nói ra.)
Nhi nữ tình trường , Anh hùng khí đoản
(Câu này mà dịch theo nghĩa đen, thì nó tục lắm nhưng nó có một cái nghĩa bóng lợi hại hơn nhiều "Vướng vào vòng tục luỵ trai gái thì người anh hùng sẽ không còn chí khí nữa".
Nhàn cư vi bất thiện.
(Ở không lười biếng sẽ sinh ra tật xấu)
Oan oan tương báo, Dỉ hận miên miên. ( Dĩ hận miên miên bất tuyệt kỳ )
Nỗi oán thù không dứt, hận thù sẽ đời đời. (Nỗi hận triền miên không bao giờ hết)
Oan gia gia trả , Oan tình tình vương.
(Nỗi oan trong gia đình thì gia đình giải quyết, Nỗi oan trong tình trường thì khó giải quyết, hệ luỵ còn vương vấn mãi.)
Pháp bất vị thân, Nghĩa bất dung tình.
( Có nghĩa là người nắm luật pháp không nên nể vì người thân mà nhẹ tay. Còn "nghĩa bất dung tình" chính nghĩa cũng không nể vì tình nghĩa.
Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí.
( May mắn có thể không lặp lại nhưng điều xui xẻo thì hay đến liên tiếp trong một khoảng thời gian nhất định nào đó)
Phú quý sinh lễ nghĩa, bần cùng sinh đạo tặc.
(Giàu có thì sinh ra nghi thức, lễ nghĩa. Nghèo khổ thì sinh ra kẻ xấu tính, ăn cắp, ăn trộm...Điều này đúng với mọi thời đại)
Phục hổ, tàng Long
( Con hổ đang nằm, và con rồng đang ẩn cư. Để chỉ người có tài đang núp dưới danh phận nào đó)
千里送鹅毛 / 礼轻情意重
千里送鹅毛 / 礼轻情意重
Qiān lǐ sòng ér máo / lǐ qīng qíng yì zhòng
Quà ít lòng nhiều
Quốc hữu quốc pháp, Gia hữu gia quy.
Nước có luật nước, gia đình có luật lệ của gia đình.
Sinh tử hữu mệnh, phú quý tại thiên
(Sống chết là tại số kiếp, giàu có do trời xếp đặt)
Song hổ phân tranh, nhất hổ tử vong
(Hai con cọp mà đánh nhau thì phải có một con chết)
Tận nhân lực, tri thiên mệnh
(Làm hết sức của mình mới hiểu được ý trời)
Tống cựu, nghinh tân
(Dẹp bỏ cái cũ, chào đón cái mới. Câu này hay được dùng trong những dịp cuối năm)
Tha hương ngộ cố tri
(Xa quê hương, gặp lại người đồng hương)
Tha phương cầu thực.
(Cầu thực để chỉ mong muốn được ăn no. Ngày xưa người ta làm chỉ mong được ăn cho no, mặc cho ấm thôi. Ngày nay câu này có ý nghiã rộng hơn, đi làm ăn xa để mong khấm khá hơn)
失败是成功之母.
shi bai shi cheng gong zhi mu:
Thất bại là mẹ của thành công
放虎归山
失败是成功之母.
shi bai shi cheng gong zhi mu:
Thất bại là mẹ của thành công
放虎归山
Fàng hǔ guī shān
Thả hổ về rừng
Tham sanh huý (uý) tử
(Ham sống sợ chết. Phần lớn ai mà chả thế )
胜不骄,败不馁
Shèng bù jiāo, bài bù něi
Thắng không kiêu,bại không nản
Thắng không kiêu,bại không nản
Thi ân bất cầu báo.
(Làm ơn không cần báo đáp)
Thiên bất dung gian
(Trời không tha cho kẻ gian tà, kẻ có hành động xấu xa)
Thiên ngoại hữu thiên, Nhân ngoại hữu nhân
(Bên ngoài bầu trời có bầu trời khác, người tài có người tài hơn. Tương đương với câu tục ngữ "vỏ quít dầy có móng tay nhọn" hoặc "cao nhân đắc hữu cao nhân trị" )
Thiên lý tuần hoàn
(Lẽ trời xoay chuyển. Không có gì tồn tại mãi )
Thiên duyên tiền định
(Tình duyên là do trời định)
Thiên thai lạc lối, Thiên thu lạc đường.
(Ý chỉ ra rằng ham vui, ham vật chất, làm những điều sai trái thì sẽ không thể trở lại được nẻo ngay. Thực vậy, vật chất làm cho con người mờ mắt, khi đã có, muốn có thêm, khi đã sai càng sai thêm..)
Thiên la địa võng
(Lưới trời lồng lộng. Câu này để chỉ làm ác sẽ có ngày gặp hậu quả. Không bị người phạt thì cũng bị trời phạt)
Thọ ân mạc khả vong
(Nhận ơn thì không bao giờ quên)
Thời thế tạo anh hùng
(Những thay đổi khách quan trong hoàn cảnh như loạn lạc chẳng hạn sẽ sinh ra người tài để dẹp loạn. Câu này trái nghĩa với câu "anh hùng tạo thời thế" có nghĩa là có một người nào có một ý nghĩ hay, một hành động hay đứng ra thuyết phục được đám đông rồi từ đó thay đổi hoàn cảnh, lịch sử...)
Thuận thiên hành đạo
(Hành động theo ý trời là Thụ động. Khác với câu "thế thiên hành đạo"là chủ động ra tay !)
Tiểu phú do cần, triệu phú do thiên
(Giàu nhỏ do tích tụ cần kiệm, giàu to do trời ban)
Tiểu Nhân đắc chí, Quân Tử gặp phiền
(Kẻ xấu lên mặt, người tốt cảm thấy khó chịu)
Tiên hạ thủ di (vi) cường
(Ra tay trước sẽ dành ưu thế. Chỉ đúng trong vài trường hợp. Thường thì dùng "tuỳ cơ ứng biến" là hay nhất. Đôi khi lùi lại ba bước để xem đối thủ ra chiêu gì rồi mình mới tiếp chiêu. Kẻ khôn thường sẽ không ra chiêu trước mà chờ đối phương ra chiêu để đánh giá thực hư rồi mới hành động)
Tích cốc phòng cơ, tích tơ phòng hàn
(Để dành đồ ăn cho những lúc đói kém cơ cực, để dành áo ấm cho những lúc đói rét)
才脱了阎王 / 又撞着小鬼
Cái tuō le yán wáng / yòu zhuàng zhe xiǎo guǐ
Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa
年幼无知
Nián yòu wú zhī
Trẻ người non dạTứ hải giai huynh đệ
Bốn bể đều là anh em. Cả loài người đều là anh em.
Tửu phùng tri kỷ, thiên bôi thiểu. Thoại bất đầu cơ, bán cú đa.
( Uống rượu chung với tri kỷ, hoặc là người hiểu mình thì uống cả ngàn ly cũng chả say. Nói với người không hiểu mình thì có nói nhiều họ cũng không hiểu dù chỉ nữa câu.)
Tửu nhập sầu trường, sầu càng sầu
(Uống rượu để giải toả nỗi buồn dai dẳng thì buồn càng buồn hơn)
Uy vũ bất năng khuất
(Bạo lực không khuất phục được lòng người)
酒入言出
酒入言出
Jiǔ rù yán chū
Rượu vào lời ra
Vạn sự khởi đầu nan
(Việc gì bắt đầu bao giờ cũng có nhiều khó khăn, gian nan)
Vô can kỷ sự, bất khả đương đầu
(Việc không liên quan đến mình thì khó mà chống đỡ)
Ý tại ngôn ngoại
(Người nghe có thể hiểu ngầm hoặc khác ý người nói)
Chuyện nồi cơm của Khổng Tử
Khổng Tử: Trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật.
Một lần Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ Lỗ sang Tề. Trong đám học trò đi với Khổng Tử có Nhan Hồi và Tử Lộ là hai học trò yêu của Khổng Tử
Trong thời Đông Chu, chiến tranh liên miên, các nước chư hầu loạn lạc, dân chúng phiêu bạt điêu linh, lầm than đói khổ … Thầy trò Khổng Tử cũng lâm vào cảnh rau cháo cầm hơi và cũng có nhiều ngày phải nhịn đói, nhịn khát. Tuy vậy, không một ai kêu than, thoái chí; tất cả đều quyết tâm theo thầy đến cùng.
May mắn thay, ngày đầu tiên đến đất Tề, có một nhà hào phú từ lâu đã nghe danh Khổng Tử, nên đem biếu thầy trò một ít gạo … Khổng Tử liền phân công Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, còn Nhan Hồi thì đảm nhận việc thổi cơm.
Tại sao Khổng Tử lại giao cho Nhan Hồi – một đệ tử đạo cao đức trọng mà Khổng Tử đã đặt nhiều kỳ vọng nhất – phần việc nấu cơm? Bởi lẽ, trong hoàn cảnh đói kém, phân công cho Nhan Hồi việc bếp núc là hợp lý nhất.
Sau khi Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, Nhan Hồi thổi cơm ở nhà bếp, Khổng Tử nằm đọc sách ở nhà trên, đối diện với nhà bếp, cách một cái sân nhỏ.
Đang đọc sách bỗng nghe một tiếng “cộp” từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống … thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay và nắm lại từng nắm nhỏ … Xong, Nhan Hồi đậy vung lại, liếc mắt nhìn chung quanh … rồi từ từ đưa cơm lên miệng …
Hành động của Nhan Hồi không lọt qua đôi mắt của vị thầy tôn kính. Khổng Tử thở dài … ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Học trò nhất của ta mà lại đi ăn vụng thầy, vụng bạn, đốn mạt như thế này ư? Chao ôi! Bao nhiêu kỳ vọng ta đặt vào nó thế là tan thành mây khói!”
Sau đó, Tử Lộ cùng các môn sinh khác mang rau về … Nhan Hồi lại luộc rau … Khổng Tử vẫn nằm im đau khổ …
Một lát sau rau chín. Nhan Hồi và Tử Lộ dọn cơm lên nhà trên; tất cả các môn sinh chắp tay mời Khổng Tử xơi cơm.
Khổng Tử ngồi dậy và nói rằng: “Các con ơi! Chúng ta đi từ đất Lỗ sang Tề đường xa vạn dặm, thầy rất mừng vì trong hoàn cảnh loạn lạc, dãi nắng dầm mưa, đói khổ như thế này mà các con vẫn giữ được tấm lòng trong sạch, các con vẫn yêu thương đùm bọc nhau, các con vẫn một dạ theo thầy, trải qua bao nhiêu chặng đường đói cơm, khát nước …
Hôm nay, ngày đầu tiên đến đất Tề, may mắn làm sao thầy trò ta lại có được bữa cơm. Bữa com đầu tiên trên đất Tề làm thầy chạnh lòng nhớ đến quê hương nước Lỗ. Thầy nhớ đến cha mẹ thầy … cho nên thầy muốn xới một bát cơm để cúng cha mẹ thầy, các con bảo có nên chăng?
Trừ Nhan Hồi đứng im, còn các môn sinh đều chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nên ạ!”
Khổng Tử lại nói: “Nhưng không biết nồi cơm này có sạch hay không?”
Tất cả học trò không rõ ý Khổng Tử muốn nói gì nên ngơ ngác nhìn nhau. Lúc bấy giờ Nhan Hồi liền chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nồi cơm này không được sạch.”
Khổng Tử hỏi: “Tại sao?”
Nhan Hồi thưa: “Khi cơm chín con mở vung ra xem thử cơm đã chín đều chưa, chẳng may một cơn gió tràn vào, bồ hóng và bụi trên nhà rơi xuống làm bẩn cả nồi cơm. Con đã nhanh tay đậy vung lại nhưng không kịp. Sau đó con liền xới lớp cơm bẩn ra, định vứt đi … nhưng lại nghĩ: cơm thì ít, anh em lại đông, nếu bỏ lớp cơm bẩn này thì vô hình trung làm mất một phần ăn, anh em hẳn phải ăn ít lại. Vì thế cho nên con đã mạn phép thầy và tất cả anh em, ăn trước phần cơm bẩn ấy, còn phần cơm sạch để dâng thầy và tất cả anh em …
Thưa thầy, như vậy là hôm nay con đã ăn cơm rồi … bây giờ, con xin phép không ăn cơm nữa, con chỉ ăn phần rau. Và … thưa thầy, nồi cơm đã ăn trước thì không nên cúng nữa ạ!
Nghe Nhan Hồi nói xong, Khổng Tử ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật! Chao ôi! Suýt tí nữa là Khổng Tử này trở thành kẻ hồ đồ!”
sưu tầm!
Một lần Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ Lỗ sang Tề. Trong đám học trò đi với Khổng Tử có Nhan Hồi và Tử Lộ là hai học trò yêu của Khổng Tử
Trong thời Đông Chu, chiến tranh liên miên, các nước chư hầu loạn lạc, dân chúng phiêu bạt điêu linh, lầm than đói khổ … Thầy trò Khổng Tử cũng lâm vào cảnh rau cháo cầm hơi và cũng có nhiều ngày phải nhịn đói, nhịn khát. Tuy vậy, không một ai kêu than, thoái chí; tất cả đều quyết tâm theo thầy đến cùng.
May mắn thay, ngày đầu tiên đến đất Tề, có một nhà hào phú từ lâu đã nghe danh Khổng Tử, nên đem biếu thầy trò một ít gạo … Khổng Tử liền phân công Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, còn Nhan Hồi thì đảm nhận việc thổi cơm.
Tại sao Khổng Tử lại giao cho Nhan Hồi – một đệ tử đạo cao đức trọng mà Khổng Tử đã đặt nhiều kỳ vọng nhất – phần việc nấu cơm? Bởi lẽ, trong hoàn cảnh đói kém, phân công cho Nhan Hồi việc bếp núc là hợp lý nhất.
Sau khi Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, Nhan Hồi thổi cơm ở nhà bếp, Khổng Tử nằm đọc sách ở nhà trên, đối diện với nhà bếp, cách một cái sân nhỏ.
Đang đọc sách bỗng nghe một tiếng “cộp” từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống … thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay và nắm lại từng nắm nhỏ … Xong, Nhan Hồi đậy vung lại, liếc mắt nhìn chung quanh … rồi từ từ đưa cơm lên miệng …
Hành động của Nhan Hồi không lọt qua đôi mắt của vị thầy tôn kính. Khổng Tử thở dài … ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Học trò nhất của ta mà lại đi ăn vụng thầy, vụng bạn, đốn mạt như thế này ư? Chao ôi! Bao nhiêu kỳ vọng ta đặt vào nó thế là tan thành mây khói!”
Sau đó, Tử Lộ cùng các môn sinh khác mang rau về … Nhan Hồi lại luộc rau … Khổng Tử vẫn nằm im đau khổ …
Một lát sau rau chín. Nhan Hồi và Tử Lộ dọn cơm lên nhà trên; tất cả các môn sinh chắp tay mời Khổng Tử xơi cơm.
Khổng Tử ngồi dậy và nói rằng: “Các con ơi! Chúng ta đi từ đất Lỗ sang Tề đường xa vạn dặm, thầy rất mừng vì trong hoàn cảnh loạn lạc, dãi nắng dầm mưa, đói khổ như thế này mà các con vẫn giữ được tấm lòng trong sạch, các con vẫn yêu thương đùm bọc nhau, các con vẫn một dạ theo thầy, trải qua bao nhiêu chặng đường đói cơm, khát nước …
Hôm nay, ngày đầu tiên đến đất Tề, may mắn làm sao thầy trò ta lại có được bữa cơm. Bữa com đầu tiên trên đất Tề làm thầy chạnh lòng nhớ đến quê hương nước Lỗ. Thầy nhớ đến cha mẹ thầy … cho nên thầy muốn xới một bát cơm để cúng cha mẹ thầy, các con bảo có nên chăng?
Trừ Nhan Hồi đứng im, còn các môn sinh đều chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nên ạ!”
Khổng Tử lại nói: “Nhưng không biết nồi cơm này có sạch hay không?”
Tất cả học trò không rõ ý Khổng Tử muốn nói gì nên ngơ ngác nhìn nhau. Lúc bấy giờ Nhan Hồi liền chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nồi cơm này không được sạch.”
Khổng Tử hỏi: “Tại sao?”
Nhan Hồi thưa: “Khi cơm chín con mở vung ra xem thử cơm đã chín đều chưa, chẳng may một cơn gió tràn vào, bồ hóng và bụi trên nhà rơi xuống làm bẩn cả nồi cơm. Con đã nhanh tay đậy vung lại nhưng không kịp. Sau đó con liền xới lớp cơm bẩn ra, định vứt đi … nhưng lại nghĩ: cơm thì ít, anh em lại đông, nếu bỏ lớp cơm bẩn này thì vô hình trung làm mất một phần ăn, anh em hẳn phải ăn ít lại. Vì thế cho nên con đã mạn phép thầy và tất cả anh em, ăn trước phần cơm bẩn ấy, còn phần cơm sạch để dâng thầy và tất cả anh em …
Thưa thầy, như vậy là hôm nay con đã ăn cơm rồi … bây giờ, con xin phép không ăn cơm nữa, con chỉ ăn phần rau. Và … thưa thầy, nồi cơm đã ăn trước thì không nên cúng nữa ạ!
Nghe Nhan Hồi nói xong, Khổng Tử ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật! Chao ôi! Suýt tí nữa là Khổng Tử này trở thành kẻ hồ đồ!”
sưu tầm!
孔子有的鈎話 NHỮNG CÂU NÓI CỦA KHỔNG TỬ (Dịch Tiếng Việt)
孔子有的鈎話 NHỮNG CÂU NÓI CỦA KHỔNG TỬ (Dịch Tiếng Việt)
學而不思則罔,思而不學則殆。
Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi.
(Học mà không nghĩ thì mất hết, nghĩ mà không học thì mỏi mệt)
人而無信,不知其可也。
Nhân nhi vô tín, bất tri kỳ khả dã.
知者不惑;仁者不憂;勇者不懼 。
Tri giả bất hoặc; nhân giả bất ưu; dũng giả bất cụ.
(Có kiến thức thì không nghi ngờ, có lòng nhân thì không ưu tư, có dũng cảm thì không sợ hãi)
非禮勿視,非禮勿听,非禮勿言 ,非禮勿動。
Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động .
(không nhìn điều sai, không nghe điều tầm bậy, không nói điều trái, không làm điều quấy)
己所不慾,勿施于人;在邦無怨 ,在傢無怨。
Kỷ sở bất dục, vật thi vu (ư) nhân; Tại bang vô oán, tại gia vô oán .
(Điều mình không thích thì đừng làm cho người khác; Nơi quê hương, gia đình mình thì tránh gây thù chuốc oán)
人無遠慮,必有近憂。
Nhân vô viễn lự, tất hữu cận ưu.
(Người không biết nhận thức sâu xa, ắt có ngày sẽ gặp phiền phức-âu lo)
巧言亂德。小不忍,則亂大謀。
Xảo ngôn loạn đức. Tiểu bất nhẫn , tắc loạn đại mưu.
(Lời giả dối làm rồi loạn tâm thiện. Không nhịn được điều nhỏ nhặt, sẽ làm hư chuyện đại sự)
過而不改,是謂過矣!
Quá nhi bất cải, thị vị quá hĩ !
(Biết lỗi mà không sửa, đó chính là lỗi!)
年四十而見惡焉,其終也已!
Niên tứ thập nhi kiến ác yên, kỳ chung dã dĩ !
(Phàm người ta sống đến Bốn mươi tuổi đã chứng kiến nhiều điều xấu xa, coi cái chết nhẹ như không!
德不孤,必有鄰。
Đức bất cô, tất hữu lân .
(Người có đức thì không lẻ loi, tất có bạn cũng trọng đạo đức như mình)
不怨天,不尤人,下學而上躂。
Bất oán thiên, bất vưu nhân, hạ học nhi thượng đạt .
(Không oán trời, không trách đất, phàm làm người nên hiểu số mệnh)
Tết âm lịch – 春节 của người Trung Quốc
Tết âm lịch, người Trung Quốc gọi là “xuân tiết” 春节 (còn Nguyên Đán 元旦 hiện nay dùng để chỉ tết dương lịch – nên trong bài sẽ thống nhất tên gọi “tết âm lịch”), là ngày lễ tết truyền thống lớn nhất trong năm của người Trung Quốc. Nhân dịp tết sắp đến, trang chúng tôi xin giới thiệu đôi nét về ngày tết cổ truyền này của Trung Quốc.
Nguồn gốc
Tương truyền việc ăn tết đầu năm đã có từ khoảng 4000 năm trước, vào thời vua Thuấn. Ngày vua Thuấn lên ngôi, ông dẫn mọi người cùng tế bái trời đất, sau này nhân dân lấy ngày ấy làm ngày đầu năm. Tháng có ngày đầu năm gọi là Nguyên nguyệt 元月, ngày đầu của tháng ấy gọi là Nguyên đán 元旦. Tuy nhiên sau này tên gọi Nguyên Đán chính thức được sử dụng để chỉ ngày 1 tháng 1 dương lịch chứ không để chỉ Tết âm lịch nữa.
Thời gian tổ chức Tết âm lịch không phải thời đại nào cũng giống nhau: nhà Hạ tổ chức vào tháng Giêng, nhà Thương lại tổ chức vào tháng Chạp, nhà Tần thì lấy tháng Mười làm tháng Giêng. Thời kì đầu nhà Hán vẫn còn dùng lịch của Tần, đến đời Hán Vũ Đế (Lưu Triệt) 汉武帝刘彻, hoàng đế mới yêu cầu Công Tôn Khanh và Tư Mã Thiên soạn lịch Thái Dương, chính thức tính ngày đầu năm là vào ngày đầu tiên của tháng Giêng, gọi là “tuế thủ”岁首.
Tên gọi của Tết âm lịch Trung Quốc có nhiều, như Thượng Nhật上日, Cải Tuế 改岁 (đời Tần), Tam Triêu 三朝, Tuế Đán 岁旦 (đời Tây Hán), Nguyên Đán 元旦, Tân Chinh 新正, Tân Nguyên 新元 (Đường trở về sau)… Tới thời Dân quốc, Trung Quốc sử dụng lịch dương, nhưng vẫn tổ chức ăn Tết theo lịch âm. Năm 1913, chính phủ Bắc Kinh trình Viên Thế Khải (lúc này là tổng thống) một bản dự thảo các ngày lễ truyền thống, trong đó coi Nguyên Đán là “xuân tiết”, Đoan Ngọ là “hạ tiết”, Trung Thu là “thu tiết” và Đông Chí là “đông tiết”. Tuy nhiên Viên Thế Khải chỉ phê chuẩn “xuân tiết” là ngày nghỉ. Từ đó người dân Trung Quốc gọi Tết âm lịch là “xuân tiết”.
Từ năm 1949, chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mới chính thức gọi ngày 1-1 dương lịch là Nguyên Đán.
Truyền thuyết và phong tục
Sau này loài người phát hiện ra “Niên” rất sợ màu đỏ, sợ tiếng động lớn, nên cứ tới ngày đó là mặc quần áo đỏ, treo đèn đỏ, dán câu đối đỏ, đốt pháo. Sau này, “Niên” không dám quấy phá nữa, loài người thì vẫn giữ phong tục đó và gọi là “quá niên” 过年 (tức “ăn Tết”).Truyền rằng thời xa xưa có một con quái vật tên là “Niên”, thường ăn thịt các loài vật, mỗi ngày một loài, hết năm lại quay lại, trong đó nó ăn cả thịt người. Tối đến “Niên” vào làng bắt người ăn thịt, sáng sơm thì lẩn vào rừng. Loài người cứ đến đúng ngày đó là không ai dám ngủ, cả nhà phải quây quần lại với nhau đề phòng quái vật, nên mới có tục thức đêm lúc giao thừa.
Còn tục dán câu đối tết, thì có ghi chép sớm nhất vào thời Hậu Thục (934 – 965 sau CN). Ban đầu người dân dùng gỗ đào, khắc hình môn thần (thần giữ cửa) treo ngoài cửa để trừ tà đuổi quỷ, gọi là “đào phù”桃符. Đến đời Tống, đào phù được thay bằng câu đối tết春联, viết trên các thanh gỗ đào, vừa để trừ tà, vừa để trang trí, vừa thể hiện ước nguyện năm mới.
Có những nơi thì vẫn dán thêm môn thần lên trước cửa để cầu phúc và trấn tà. Thời kì đầu, môn thần là Thần Trà神茶 và Uất Lũy郁垒, nhưng tới đời Đường, nhiều nơi thay bằng tranh vẽ hai danh tướng là Tần Thúc Bảo秦叔宝 và Uất Trì Cung尉迟恭.
Phong tục ngày Tết Trung Quốc thì có nhiều, đại khái có thể kể vài phong tục sau:
Tết Táo quân 23 tháng Chạp: tiễn Táo quân về trời báo cáo mọi chuyện trong năm của gia đình tới Ngọc hoàng. Sau ngày này, các gia đình Trung Quốc bắt đầu tiến hành dọn dẹp nhà cửa, viết câu đối Tết.
Ngày 29, 30 tết, các gia đình bày ban thờ cúng tế trời đất tổ tiên, cùng quây quần ăn cơm tất niên. Tối ngày 30 gọi là “trừ tịch”除夕, người dân thường thức đón năm mới, gọi là “thủ tuế’守岁. Người Trung Quốc quan niệm, sau ngày 23 tháng Chạp, các thần đều về thiên giới, lúc giao thừa (tức “trừ tịch”) lại quay trở lại nhân gian, nên có tục “tiếp thần”, tức là cả nhà bày hương án ra sân cúng tế hóa vàng đón các thần trở lại. Trước đây, đúng lúc giao thừa có thể đốt pháo đón thần.
Ngày nay, vào tối 30 Tết, đài truyền hình Trung ương Trung Quốc có phát trực tiếp chương trình liên hoan văn nghệ chào đón năm mới, các gia đình hiện đại cũng có thêm một thói quen mới nữa là ngồi trước TV xem chương trình văn nghệ.
Sáng mùng một Tết, thời trước có tục “khai môn pháo trượng”, nghĩa là mở cửa và đốt pháo chào đón năm mới, nay đã cấm pháo nên không còn. Nam giới dậy sớm, ăn mặc đẹp và đi chúc tết họ hàng. Mùng hai Tết (hoặc miền Bắc Trung Quốc là mùng ba Tết), phụ nữ mới dẫn gia đình về thăm nhà đằng ngoại. Tất nhiên không thể thiếu phong tục mừng tuổi cho trẻ em, gọi là tiền “áp tuế’压岁钱.
Tết truyền thống thường kéo dài đến tận ngày rằm tháng Giêng (tức Nguyên Tiêu) mới được coi là hết. Tuy nhiên ngày nay phong tục tết đã đơn giản hơn xưa, tuy Nguyên Tiêu vẫn có tổ chức lễ hội hoa đăng rất lớn. Ngoài ra, nhiều gia đình thay vì ăn bữa cơm tất niên tại nhà, thì có thể đến các nhà hàng, và nhiều người cũng chọn dịp nghỉ tết để đi du lịch.
Phụ: vấn đề lớn nhất của Trung Quốc vào dịp giáp tết và sau kì nghỉ tết chính là vấn đề giao thông tết, được gọi là 春运, ước tính có khoảng 3 tỉ lượt người tham gia giao thông trong dịp này, được ví như “cuộc di dân lớn nhất thế giới”. Lí do là vì tết là thời gian đoàn viên, người ở xa đều về nhà, nên những người làm việc và học tập tại các thành phố lớn (đặc biệt là Bắc Kinh) có nhu cầu di chuyển rất lớn trong dịp tết, gây ra rất nhiều khó khăn cho hệ thống giao thông.
Tập tục ăn uống của người Trung Quốc
Người TQ có câu tục ngữ: thuốc bổ không bằng ăn bổ,. Có nghĩa là khi tẩm bổ dưỡng sinh, nên chú ý ăn uống. Tuy rằng điều kiện kinh tế của một số người còn thiếu thốn, nhưng họ vẫn tận khả năng ăn uống cho tốt một chút, còn những người điều kiện kinh tế khá giả lại chú ý vấn đề ăn uống. Cứ như vậy, lâu ngày việc ăn uống đã đi sâu vào các mặt trong đời sống của người dân, vì vậy đã xuất hiện những nghi lễ ăn uống trong xã giao, tập tục ăn uống trong ngày lễ, ngày tết, tập tục ăn uống theo tín ngưỡng, tập tục ăn uống trong hôn lễ và mai táng, trong ngày sinh nhật và sinh nở v,v.
Nghi lễ ăn uống trong xã giao chủ yếu biểu hiện trong khi giao tiếp. Nhiều nhất là những lúc bạn bè và người thân đi lại với nhau, mỗi khi bạn bè người thân có việc gì lớn, như sinh con, dọn nhà v,v thường phải tặng quà, còn chủ nhà thì trước hết là phải nghĩ đến việc mời khách ăn, uống cái gì đây ? Tận khả năng sắp xếp những món ăn cho thịnh soạn, để cho khách vừa llòng. Khi bàn chuyện làm ăn, buôn bán cũng có thói quen vừa ăn vừa bàn bạc, ăn uống vui vẻ, thì việc làm ăn cũng được ổn thỏa.
Do phong tục tập quán ở mỗi nơi một khác, các món ăn để tiếp khách cũng không giống nhau. Ở Bắc Kinh, ngày xưa thì đãi khách ăn mỳ, với ý là mời khách ở lại, nếu như khách ở lại thì mời khách ăn một bữa sủi cảo hay còn gọi là bánh chẻo, tỏ lòng nhiệt tình. Khi tặng quà cho bạn bè và người thân phải chọn “8 thứ của BK”, cũng tức là 8 loại bánh điểm tâm. Một số vùng nông thôn miền Nam TQ, khi nhà có khách, sau khi mời khách uống trà, lập tức xuống bếp làm bánh, hoặc nấu mấy quả trứng gà, rồi cho đường. Hoặc nấu mấy miếng bánh bột nếp, cho đường để khách thưởng thức, rồi mới đi đi nấu cơm.
Ở Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến miền Đông TQ, khi mờ khách ăn hoa quả, người địa phương ngọt là “ngọt ngào”, tức là mời khách thưởng thức mùi vị ngọt ngào, mà trong đĩa hoa quả còn có quít, bởi vì trong tiếng địa phương từ quít đồng âm với từ may mắn, , với ngụ ý là chúc khách may mắn, cuộc sống ngọt ngào như quả quít.
Khi đãi khách, tập tục của mỗi một địa phương cũng không giống nhau. Ở BK, thấp nhất cũng phải là một mâm 16 món, tức là 8 đĩa và 8 bát. 8 đĩa là món ăn nguội, 8 bát là món ăn nóng. Ở t̉nh Hắc Long Giang miền Đông Bắc TQ khi tiếp khách các món ăn đều phải có đôi, cũng tức là mỗi món nhất định phải có đôi. Ngoài ra, ở một số khu vực, phải có cá, với ý là cuộc sống dư thừa<trong tiếng Hán cứ đồng âm với dư thừa>. Trong cuộc sống hàng ngày, những bữa cỗ thường thấy là cỗ cưới dẫn đến nhiều cỗ tiệc, như cỗ ăn hòi, cỗ gặp mặt, cỗ đính hôn, cỗ cưới, cỗ hồi môn v,v. Trong đó cỗ cưới là long trọng và cầu kỳ nhất. Chẳng hạn như một số khu vực ở tỉnh Thiểm Tây miền Tây TQ, mỗi món trong cỗ cưới đều có hàm ý riêng. Món thứ nhất là thịt đỏ, “đỏ” là mong muốn “mọi điều may mắn”; Món thứ hai “gia đình phúc lộc” với ngục ý là “cả nhà xum họp, cùng hưởng phúc lộc”, món thứ 3 là bát cơm bát bảo to, nấu bằng tám loại như gạo nếp , táo tàu, bách hợp, bạch quả, hạt sen v,v với ngụ ý là yêu nhau đến bạc đầu v,v. Ở vùng nông thôn tỉnh Giang Tô, cỗ cưới đòi hỏi phải có 16 bát, 24 bát, 36 bát, ở thành phố, tiệc cưới cũng rất long trọng, những điều này đều có ngụ ý là may mắn, như ý. Tiệc chúc thọ là tiệc để mừng thọ các cụ già, lương thực thường là mỳ sợi, còn gọi là mỳ trường thọ. Ở một số khu vực miền bắc tỉ̉nh Giang Tô, Hàng Châu miền Đông TQ, thường là buổi trưa ăn mỳ, buổi tối bày tiệc rượu. Người Hàng Châu khi ăn mỳ, mỗi người gắp một sợi mỳ trong bát mình cho cụ, gọi là “thêm thọ”mỗi người nhất định phải ăn hai bát mỳ, nhưng không được múc đầy, vì như vậy sẽ xúi quẩy.
Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch), nguồn gốc ngày tết truyền thống tại Trung Quốc với truyền thuyết Khuất Nguyên
Nhân ngày Tết Đoan Ngọ năm 2013 (12/06/2013 Dương lịch – 05/05 Âm lịch), mình xin gửi đến cả nhà một số tư liệu liên quan lý giải nguồn gốc của ngày Tết này:
Tết Đoan ngọ hay Tết Đoan dương, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại Trung Quốc cũng như một số nước Đông Á như Triều Tiên, Việt Nam. Tết Đoan ngọ tồn tại từ lâu trong văn hoá dân gian Phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hoá. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 1 giờ trưa, ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày hạ chí. Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương. Thời gian này cũng là khi khí dương đang thịnh nhất trong năm. Ở Việt Nam, dân gian còn gọi là Tết giết sâu bọ.
Tết Đoan ngọ ở Việt Nam cũng còn gọi là "ngày giết sâu bọ" là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng. người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị chết hết. Truyền thuyết về lịch sử ngày mùng 5 tháng năm được lưu truyền khác nhau ở Việt Nam, Trung Quốc và Hàn Quốc.
Trung Quốc với truyền thuyết Khuất Nguyên
Tết Đoan ngọ ở Việt Nam cũng còn gọi là "ngày giết sâu bọ" là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng. người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị chết hết. Truyền thuyết về lịch sử ngày mùng 5 tháng năm được lưu truyền khác nhau ở Việt Nam, Trung Quốc và Hàn Quốc.
Trung Quốc với truyền thuyết Khuất Nguyên
Vào cuối thời Chiến Quốc, có một vị đại thần nước Sở là Khuất Nguyên. Ông là vị trung thần nước Sở và còn là nhà văn hoá nổi tiếng. Tương truyền ông là tác giả bài thơ Ly tao (thuộc thể loại Sở từ) nổi tiếng trong văn hóa cổ Trung Hoa, thể hiện tâm trạng buồn vì đất nước suy vong với hoạ mất nước. Do can ngăn vua Hoài Vương không được,lại bị gian thần hãm hại, ông đã uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn ngày mùng 5 tháng 5. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày đó, dân Trung Quốc xưa lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh,lấy bỏ gạo vào ống tre rồi thả xuống sông cúng Khuất Nguyên. Ngoài ra, có truyền thuyết khác về sự bắt nguồn của ngày tết Đoan Ngọ, nhiều nguồn tin cho rằng tập tục tết Đoan Ngọ là bắt nguồn từ Hạ Trí trong thời cổ, có người thì cho rằng, đây là sự tôn sùng vật tổ của người dân vùng sông Trường Giang.
Như vậy, theo hai truyền thuyết trên thì mùng 5 tháng 5 có nguồn gốc từ văn hoá Trung Hoa. Tuy nhiên, Việt nam đã có biến thể riêng của mình thành ngày "Tết giết sâu bọ", là một bằng chứng của hiện tượng "dân gian hóa" ảnh hưởng văn hóa từ Trung Quốc
Các phong tục lạ về đám cưới ở Trung Quốc
Trung Quốc là đất nước có lịch sử vô cùng lâu đời và 1 nền văn hóa vô cùng đặc sắc. Phong tục tập quán ở Trung Quốc rất phong phú, đa dạng, đôi khi cũng rất lạ lùng. Xin giới thiệu một số phong tục lạ liên quan đến đám cưới, hôn nhân ở Trung Quốc
1. Anh em chung vợ
Hôn nhân của dân tộc Tạng rất phức tạp. Nói chung, có 3 chế độ: 1 vợ 1 chồng, 1 chồng nhiều vợ, 1 vợ nhiều chồng. Chế độ 1 chồng nhiều vợ thường xảy ra ở những gia đình giàu có và những chủ nô. Thường là chị em lấy chung 1 chồng. Một vợ nhiều chồng chỉ nhiều anh em lấy chung 1 vợ. Gia đình kiểu này thường là mẫu hệ.Lại có chuyện nhiều bạn bè lấy chung 1 vợ. Có trường hợp 1 người bạn thân đến nhà bạn và nhà bạn thiếu người làm cho nên ở lại nhà bạn và quan hệ luôn với vợ bạn.
2. Cưới cô dâu “cao số”
Ở tỉnh Triết Giang, nếu trước ngày cưới đi xem bói, cô dâu nào không may bị bà thầy phán là có số “phá gia chi nữ” thì cô ấy sẽ không được đi kiệu về nhà chồng như các đám cưới bình thường. Trước khi cưới chừng 2,3 ngày, cô dâu phải làm ra vẻ trốn ra khỏi nhà, ra ở nhờ 1 miếu hay đền. Cô mang theo vài bộ quần áo không lành lặn lắm, 1 cái ô cũ kỹ,1 cái làn cói có bát, đĩa cũ và 1 đôi đũa. Hành trang của cô giống như 1 kẻ đi ăn xin.
Đến ngày cưới, lúc chập choạng tối, bên nhà gái phải trốn tránh, không ai xuất đầu lộ diện. Mọi việc do phía nhà trai cáng đáng. Cô dâu thay quần áo mới, trang điểm, xách theo đồ dùng đẹp đẽ, dưới sự giúp sức của 2 cô gái do nhà trai cử đến. Cô cùng đi bộ với 2 cô bạn gái chừng 20 tuổi rồi mới bước lên kiệu hoa và được rước về nhà trai bằng con đường tắt. Phải 126 ngày cô ở bên nhà chồng, rồi mới được thăm mẹ đẻ. Khi về nhà mình rồi, bên nhà gái mới ăn mừng, con gái mới đi lấy chồng trở về thăm mẹ. Nhà gái làm cỗ linh đình, mời bà con thân thuộc đến dự.
3. Đốt đuốc đón cô dâu
Dân tộc Đồng ở huyện Tĩnh (tỉnh Hồ Nam) đón cô dâu vào giữa đêm. Đi đón cô dâu, phía nhà trai có chừng 30 người. Mỗi người cầm 1 bó đuốc nhựa thông ra khỏi nhà, vượt núi, vượt suối đến nhà cô dâu. Họ vừa đi vừa đánh trống, thổi kèn và chơi nhạc cụ, đầy nhiệt tình vui vẻ giữa mênh mông vắng lặng.Đến nhà cô dâu, bên nhà gái rước dâu, cô dâu quàng khăn lên đầu, cổ đeo kiềng, vai khoác vòng hoa, tay phải cầm chiếc ô bằng giấy có phết dầu trẩu (trừ tà). Cô dâu đi theo nhà trai cùng 2 cô gái phù dâu trong tiếng nhạc rộn ràng. Nếu trên đường về nhà chồng gặp 1 đám cưới khác, cô dâu phải trao đổi thắt lưng với cô dâu ở đám cưới kia để chúc mừng hạnh phúc nhau.
Khi đám rước dâu về tới cổng nhà, người ta đốt pháo mừng. Một vị trưởng lão trên 50 tuổi đứng ra làm mọi nghi thức đón cô dâu vào nhà. Sau khi làm lễ, cô dâu được mời vào phòng trong, ăn với chú rể bữa cơm đêm. Ngày hôm sau, cô dâu được mời 1 bữa thật ngon, gọi là “yến nhiều món” rồi cùng 2 cô phù dâu trở về nhà mẹ đẻ. Từ đó, chú rể thường đi lại làm khách của cô dâu. Đến khi cô dâu có mang, cô mới mang 1 chiếc xe quay sợi về nhà trai định cư.
4. Mùa xuân ném cô dâu
Vùng núi Ô Long bên bờ sông Tân An thuộc Vân Nam có mấy làng chài. Người dân ở đây biết bơi từ trong bụng mẹ. Các gia đình thường lấy vợ cho con trước Tết Nguyên đán chừng 10 ngày để đón năm mới và cô dâu mới. Người dân ở đây có tục “ném cô dâu” trong lễ cưới. Thuyền cưới nhà trai kết hoa xanh đỏ, áp vào thuyền nhà gái, lá xanh và dây hoa rừng trắng. Ném cô dâu là 1 động tác vui vẻ, mạo hiểm và thượng võ. Chỉ cần không thận trọng là cô dâu và người ném có thể lăn xuống nước. Đó là điềm gở cho 2 gia đình và làm cho ngày Tết mất vui.
Khi cô dâu bị ném, 1 chàng trai là anh em hoặc có họ với cô sẽ ôm ngang lưng cô, 1 tay giữ phần mông, dùng sức ném cô dâu sang thuyền nhà trai trong tiếng hô “1,2,3…”. Người đỡ cô dâu ở bên nhà trai có thể là chú rể hoặc là 1 người đứng tuổi.Trong lễ ném cô dâu, thuyền nhà trai cho nổ 3 phát pháo, bên thuyền nhà gái nổ 2 phát pháo. Sau lễ ném cô dâu, mọi người đều trở về làng, đẩy ra cho cô dâu và chú rể 1 chiếc thuyền nhỏ, có đủ thức ăn dùng trong mấy ngày, cô dâu và chú rể bơi thuyền đến 1 nơi khuất nẻo, sống với nhau mấy ngày. Họ phải trở về nhà với bố mẹ vào ngày 23 tháng Chạp để chuẩn bị Tết.
5. Tạ hôn và cưới chịu
Phía Nam Trung Quốc gần Việt Nam, người Mán có phong tục lạ là tạ hôn và cưới chịu. Các cô gái thường có 3,4 người tình. Nhưng một khi cô đã chính thức đính hôn với ai, cô sẽ cắt bỏ quan hệ với người khác. Điều lạ là đêm tân hôn, cô dâu không làm lễ động phòng với chú rể mà đến với người tình cũ để tạ ơn và hưởng đêm xuân với anh ta. Cô gái phải đi tạ ơn mỗi người tình 1 đêm rồi trở về với chồng. Khi trai gái kết hôn, nhà trai phải mang sang nhà gái nhiều của cải và vật phẩm, tổ chức yến tiệc linh đình chiêu đãi cả bộ tộc. Nếu nhà trai không có tiền thì nhà gái cho chịu, rồi sẽ phải trả. Do vậy, có đám cưới đến khi con cái đầy đàn mới trả hết nợ.
6. Lễ cưới vào ban đêm
Các dân tộc người Trung Quốc thường tổ chức làm lễ cưới vào ban ngày, riêng dân tộc Mãn làm đám cưới vào ban đêm. Ngày cưới, nhà gái dùng xe mui đưa cô dâu về nhà chồng, nhà trai dùng chiếc xe trang trí để rước dâu. Hai bên gặp nhau giữa đường, anh ruột hoặc anh họ cô dâu bế cô dâu từ mui xe của nhà gái lên xe hoa của nhà trai. Dù giữa mùa hè nóng nực, cô dâu cũng phải mặc áo kép, chỗ vai và đầu gối còn phải độn ít bông, mang ý nghĩa đầy đặn và trung hậu.
Khi xe cô dâu về đến nhà trai, chú rể đứng đợi ở trước cổng và giương cung đặt tên, nhằm xe cô dâu vờ bắn 3 phát. Sau đó, chú rể dẫn cô dâu đến trước bàn thờ đặt giữa sân, 2 vợ chồng cùng vái trời đất. Tiếp đó, chú rể dùng cán cân hoặc roi ngựa nâng chiếc khăn trùm đầu của cô dâu, đặt trên nóc nhà bạt đã cắm sẵn từ trước, có ý nghĩa là vừa lòng thuận ý. Lúc khều khăn trùm đầu, chú rể dùng tay xoa đầu tóc của cô dâu, tượng trưng cho đôi vợ chồng kết tóc xe tơ. Cô dâu bước qua 1 chậu lửa, lại nhảy qua yên ngựa rồi vào nhà bạt, mặt hướng về nam, làm lễ an tọa.
Làm lễ xong, cô dâu phải đi giày của mẹ chồng, tỏ ý sẽ đi theo bước chân của mẹ chồng. Tục lệ đó nói lên nguyện vọng tốt đẹp của lớp già mong con dâu mới cưới sẽ noi theo người trước ăn ở thuận hòa với láng giềng, làng trên xóm dưới. Lễ tân hôn có cỗ, cô dâu chú rể uống chén rượu tơ hồng, ăn bánh treo nửa chín nửa sống, có ý nghĩa mong muốn con cháu đầy đàn.
Đêm tân hôn, trên bàn thờ có đôi nến thắp sáng suốt đêm. Gian ngoài của nhà bạt có những người hát các khúc ca chúc mừng. Một số bạn bè hoặc láng giềng vãi những hạt đậu nành, đậu đen vào nhà, chúc vợ chồng mới làm ăn giàu có, dư dật, con đàn cháu lũ. Lễ cưới kéo dài cho đến khuya.
7. Tục ném bùn trong đám cưới
Dân tộc Đồng ở Trung Quốc có tục ném bùn vào nhau đúng ngày cô gái đi lấy chồng được 1 năm. Cô gái cùng 9 cô bạn chơi ném bùn với chồng và các bạn của chồng trên mảnh ruộng đầy bùn. Khi chơi đã mệt, họ nhảy ùm xuống sông, té nước vào nhau. Trong số đó, có đôi nào để ý nhau thì bơi ra xa và anh chàng trong đôi đó sẽ được mời tham gia hội ném bùn năm sau.
8. Kính chó hơn người
Thanh niên Hà Nhì Trung Quốc rất tiết kiệm lời nói khi yêu đương. Họ dùng cách tặng hoa cho nhau để nói về tình yêu. Chàng trai tặng cho cô gái 2 bông hoa, 1 vàng 1 đỏ. Cô gái tặng lại cho chàng trai 1 bông hoa đỏ hoặc vàng. Màu vàng chỉ sự lưỡng lự, màu đỏ là yêu. Cô gái tặng bó hoa mà ở giữa có giò hoa cánh đơn, tức là cô ấy còn đơn chiếc, chưa có bạn trai chính thức. Nếu ở giữa có giò hoa cánh kép tức là cô gái đã có người yêu rồi. Gia đình người Hà Nhì rất kén con dâu. Trong gia đình cô dâu mới được cưới về, mẹ chồng được gọi là chó nhà trời.Truyền thuyết kể rằng xưa kia người Hà Nhì không biết trồng cây, cũng như dệt vải. Cô con út nhà trời đã lấy cắp giống lúa của cha cho người Hà Nhì, dạy mọi người cách dệt vải để may quần áo. Cô út bị gọi về trời, bị biến thành con chó và bị đày xuống trần gian. Từ đó, người Hà Nhì rất kính trọng chó. Ngày Tết của người Hà Nhì thường được tổ chức long trọng. Nhưng bát cơm đầu tiên phải dành cho chó, rồi mọi người mới được vào tiệc.
9. Tình yêu cắn
Mùa thu sau vụ thu hoạch, thanh niên Mèo chưa vợ sẽ mang những gói gạo mới tặng người yêu. Thanh niên các trại tổ chức ở 1 trại nào đó 1 bữa ăn có rượu thịt linh đình. Trong bữa ăn, các đôi đã tìm dược đến nhau. Nến ưng nhau, họ cắn vào bả vai nhau. Cắn cũng là 1 nghệ thuật, làm sao cho vết cắn hằn lên, thậm chí chảy máu. Sau đó, chàng trai buộc vào cổ tay cô gái mấy sợi dây nhỏ màu xanh và màu đen. Cô gái cũng buộc vào cổ tay chàng trai vài sợi màu đỏ. Sau đó, lễ cưới được tổ chức vào 1 ngày lành tháng tốt.
10. Tục thử giường
Vùng Lạc Dương Trung Quốc có tục thử giường trước khi cưới. Trước hôm làm lễ 1 ngày, nhà cửa các phòng phải gọn gàng sạch sẽ, nhất là buồng cô dâu chú rể. Chiếc giường được lưu ý đặc biệt. Giường, đệm, chăn, gối phải dùng mới. Đêm hôm đó, chú rể phải mời 1 người hoặc 2 chú bé đến ngủ cùng ở giường cưới. Tục lệ này được gọi là thử giường lấy phước. Nếu không có em nhỏ thì mời bạn trai đến, nhưng nhất thiết bạn trai đó phải chưa có vợ.Người được mời đến ngủ cùng chú rể trước ngày cưới cảm thấy rất vinh dự. Nếu em nhỏ được mời đến ngủ cùng chú rể mà đang đêm có được… bãi đái dầm thì thật là điều tốt lành.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)