Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Tết âm lịch – 春节 của người Trung Quốc

Tết âm lịch – 春节 của người Trung Quốc
Tết âm lịch, người Trung Quốc gọi là “xuân tiết” 春节 (còn Nguyên Đán 元旦 hiện nay dùng để chỉ tết dương lịch – nên trong bài sẽ thống nhất tên gọi “tết âm lịch”), là ngày lễ tết truyền thống lớn nhất trong năm của người Trung Quốc. Nhân dịp tết sắp đến, trang chúng tôi xin giới thiệu đôi nét về ngày tết cổ truyền này của Trung Quốc.
Nguồn gốc
Tương truyền việc ăn tết đầu năm đã có từ khoảng 4000 năm trước, vào thời vua Thuấn. Ngày vua Thuấn lên ngôi, ông dẫn mọi người cùng tế bái trời đất, sau này nhân dân lấy ngày ấy làm ngày đầu năm. Tháng có ngày đầu năm gọi là Nguyên nguyệt 元月, ngày đầu của tháng ấy gọi là Nguyên đán 元旦. Tuy nhiên sau này tên gọi Nguyên Đán chính thức được sử dụng để chỉ ngày 1 tháng 1 dương lịch chứ không để chỉ Tết âm lịch nữa.
Thời gian tổ chức Tết âm lịch không phải thời đại nào cũng giống nhau: nhà Hạ tổ chức vào tháng Giêng, nhà Thương lại tổ chức vào tháng Chạp, nhà Tần thì lấy tháng Mười làm tháng Giêng. Thời kì đầu nhà Hán vẫn còn dùng lịch của Tần, đến đời Hán Vũ Đế (Lưu Triệt) 汉武帝刘彻, hoàng đế mới yêu cầu Công Tôn Khanh và Tư Mã Thiên soạn lịch Thái Dương, chính thức tính ngày đầu năm là vào ngày đầu tiên của tháng Giêng, gọi là “tuế thủ”岁首.
Tên gọi của Tết âm lịch Trung Quốc có nhiều, như Thượng Nhật上日, Cải Tuế 改岁 (đời Tần), Tam Triêu 三朝, Tuế Đán 岁旦 (đời Tây Hán), Nguyên Đán 元旦, Tân Chinh 新正, Tân Nguyên 新元 (Đường trở về sau)… Tới thời Dân quốc, Trung Quốc sử dụng lịch dương, nhưng vẫn tổ chức ăn Tết theo lịch âm. Năm 1913, chính phủ Bắc Kinh trình Viên Thế Khải (lúc này là tổng thống) một bản dự thảo các ngày lễ truyền thống, trong đó coi Nguyên Đán là “xuân tiết”, Đoan Ngọ là “hạ tiết”, Trung Thu là “thu tiết” và Đông Chí là “đông tiết”. Tuy nhiên Viên Thế Khải chỉ phê chuẩn “xuân tiết” là ngày nghỉ. Từ đó người dân Trung Quốc gọi Tết âm lịch là “xuân tiết”.
Từ năm 1949, chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mới chính thức gọi ngày 1-1 dương lịch là Nguyên Đán.
Truyền thuyết và phong tục
Sau này loài người phát hiện ra “Niên” rất sợ màu đỏ, sợ tiếng động lớn, nên cứ tới ngày đó là mặc quần áo đỏ, treo đèn đỏ, dán câu đối đỏ, đốt pháo. Sau này, “Niên” không dám quấy phá nữa, loài người thì vẫn giữ phong tục đó và gọi là “quá niên” 过年 (tức “ăn Tết”).Truyền rằng thời xa xưa có một con quái vật tên là “Niên”, thường ăn thịt các loài vật, mỗi ngày một loài, hết năm lại quay lại, trong đó nó ăn cả thịt người. Tối đến “Niên” vào làng bắt người ăn thịt, sáng sơm thì lẩn vào rừng. Loài người cứ đến đúng ngày đó là không ai dám ngủ, cả nhà phải quây quần lại với nhau đề phòng quái vật, nên mới có tục thức đêm lúc giao thừa.
Còn tục dán câu đối tết, thì có ghi chép sớm nhất vào thời Hậu Thục (934 – 965 sau CN). Ban đầu người dân dùng gỗ đào, khắc hình môn thần (thần giữ cửa) treo ngoài cửa để trừ tà đuổi quỷ, gọi là “đào phù”桃符. Đến đời Tống, đào phù được thay bằng câu đối tết春联, viết trên các thanh gỗ đào, vừa để trừ tà, vừa để trang trí, vừa thể hiện ước nguyện năm mới.
Có những nơi thì vẫn dán thêm môn thần lên trước cửa để cầu phúc và trấn tà. Thời kì đầu, môn thần là Thần Trà神茶 và Uất Lũy郁垒, nhưng tới đời Đường, nhiều nơi thay bằng tranh vẽ hai danh tướng là Tần Thúc Bảo秦叔宝 và Uất Trì Cung尉迟恭.
Phong tục ngày Tết Trung Quốc thì có nhiều, đại khái có thể kể vài phong tục sau:
Tết Táo quân 23 tháng Chạp: tiễn Táo quân về trời báo cáo mọi chuyện trong năm của gia đình tới Ngọc hoàng. Sau ngày này, các gia đình Trung Quốc bắt đầu tiến hành dọn dẹp nhà cửa, viết câu đối Tết.
Ngày 29, 30 tết, các gia đình bày ban thờ cúng tế trời đất tổ tiên, cùng quây quần ăn cơm tất niên. Tối ngày 30 gọi là “trừ tịch”除夕, người dân thường thức đón năm mới, gọi là “thủ tuế’守岁. Người Trung Quốc quan niệm, sau ngày 23 tháng Chạp, các thần đều về thiên giới, lúc giao thừa (tức “trừ tịch”) lại quay trở lại nhân gian, nên có tục “tiếp thần”, tức là cả nhà bày hương án ra sân cúng tế hóa vàng đón các thần trở lại. Trước đây, đúng lúc giao thừa có thể đốt pháo đón thần.
Ngày nay, vào tối 30 Tết, đài truyền hình Trung ương Trung Quốc có phát trực tiếp chương trình liên hoan văn nghệ chào đón năm mới, các gia đình hiện đại cũng có thêm một thói quen mới nữa là ngồi trước TV xem chương trình văn nghệ.
Sáng mùng một Tết, thời trước có tục “khai môn pháo trượng”, nghĩa là mở cửa và đốt pháo chào đón năm mới, nay đã cấm pháo nên không còn. Nam giới dậy sớm, ăn mặc đẹp và đi chúc tết họ hàng. Mùng hai Tết (hoặc miền Bắc Trung Quốc là mùng ba Tết), phụ nữ mới dẫn gia đình về thăm nhà đằng ngoại. Tất nhiên không thể thiếu phong tục mừng tuổi cho trẻ em, gọi là tiền “áp tuế’压岁钱.
Tết truyền thống thường kéo dài đến tận ngày rằm tháng Giêng (tức Nguyên Tiêu) mới được coi là hết. Tuy nhiên ngày nay phong tục tết đã đơn giản hơn xưa, tuy Nguyên Tiêu vẫn có tổ chức lễ hội hoa đăng rất lớn. Ngoài ra, nhiều gia đình thay vì ăn bữa cơm tất niên tại nhà, thì có thể đến các nhà hàng, và nhiều người cũng chọn dịp nghỉ tết để đi du lịch.
Phụ: vấn đề lớn nhất của Trung Quốc vào dịp giáp tết và sau kì nghỉ tết chính là vấn đề giao thông tết, được gọi là 春运, ước tính có khoảng 3 tỉ lượt người tham gia giao thông trong dịp này, được ví như “cuộc di dân lớn nhất thế giới”. Lí do là vì tết là thời gian đoàn viên, người ở xa đều về nhà, nên những người làm việc và học tập tại các thành phố lớn (đặc biệt là Bắc Kinh) có nhu cầu di chuyển rất lớn trong dịp tết, gây ra rất nhiều khó khăn cho hệ thống giao thông.

Tập tục ăn uống của người Trung Quốc

Tập tục ăn uống của người Trung Quốc
    Người TQ có câu tục ngữ: thuốc bổ không bằng ăn bổ,. Có nghĩa là khi tẩm bổ dưỡng sinh, nên chú ý ăn uống. Tuy rằng điều kiện kinh tế của một số người còn thiếu thốn, nhưng họ vẫn tận khả năng ăn uống cho tốt một chút, còn những người điều kiện kinh tế khá giả lại chú ý vấn đề ăn uống. Cứ như vậy, lâu ngày việc ăn uống đã đi sâu vào các mặt trong đời sống của người dân, vì vậy đã xuất hiện những nghi lễ ăn uống trong xã giao, tập tục ăn uống trong ngày lễ, ngày tết, tập tục ăn uống theo tín ngưỡng, tập tục ăn uống trong hôn lễ  và mai táng, trong ngày sinh nhật và sinh nở v,v.
     Nghi lễ ăn uống trong xã giao chủ yếu biểu hiện trong khi giao tiếp. Nhiều nhất là những lúc bạn bè và người thân đi lại với nhau, mỗi khi bạn bè người thân có việc gì lớn, như sinh con, dọn nhà v,v thường phải tặng quà, còn chủ nhà thì trước hết là phải nghĩ đến việc mời khách ăn, uống cái gì đây ? Tận khả năng sắp xếp những món ăn cho thịnh soạn, để cho khách vừa llòng. Khi bàn chuyện làm ăn, buôn bán cũng có thói quen vừa ăn vừa bàn bạc, ăn uống vui vẻ, thì việc làm ăn cũng được ổn thỏa.
     Do phong tục tập quán ở mỗi nơi một khác, các món ăn để tiếp khách cũng không giống nhau. Ở Bắc Kinh, ngày xưa thì đãi khách ăn mỳ, với ý là mời khách ở lại, nếu như khách ở lại thì mời khách ăn một bữa sủi cảo hay còn gọi là bánh chẻo, tỏ lòng nhiệt tình. Khi tặng quà cho bạn bè và người thân phải chọn “8 thứ của BK”, cũng tức là 8 loại bánh điểm tâm. Một số vùng nông thôn miền Nam TQ, khi nhà có khách, sau khi mời khách uống trà, lập tức xuống bếp làm bánh, hoặc nấu mấy quả trứng gà, rồi cho đường. Hoặc nấu mấy miếng bánh bột nếp, cho đường để khách thưởng thức, rồi mới đi đi nấu cơm.
    Ở Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến miền Đông TQ, khi mờ khách ăn hoa quả, người địa phương ngọt là “ngọt ngào”, tức là mời khách thưởng thức mùi vị ngọt ngào, mà trong đĩa hoa quả còn có quít, bởi vì trong tiếng địa phương từ quít đồng âm với từ may mắn, , với ngụ ý là chúc khách may mắn, cuộc sống ngọt ngào như quả quít.
     Khi đãi khách, tập tục của mỗi một địa phương cũng không giống nhau. Ở BK, thấp nhất cũng phải là một mâm 16 món, tức là 8 đĩa và 8 bát. 8 đĩa là món ăn nguội, 8 bát là món ăn nóng. Ở t̉nh Hắc Long Giang miền Đông Bắc TQ khi tiếp khách các món ăn đều phải có đôi, cũng tức là mỗi món nhất định phải có đôi. Ngoài ra, ở một số khu vực, phải có cá, với ý là cuộc sống dư thừa<trong tiếng Hán cứ đồng âm với dư thừa>. Trong cuộc sống hàng ngày, những bữa cỗ thường thấy là cỗ cưới dẫn đến nhiều cỗ tiệc, như cỗ ăn hòi, cỗ gặp mặt, cỗ đính hôn, cỗ cưới, cỗ hồi môn v,v. Trong đó cỗ cưới là long trọng và cầu kỳ nhất. Chẳng hạn như một số khu vực ở tỉnh Thiểm Tây miền Tây TQ, mỗi món trong cỗ cưới đều có hàm ý riêng. Món thứ nhất là thịt đỏ, “đỏ” là mong muốn “mọi điều may mắn”; Món thứ hai “gia đình phúc lộc” với ngục ý là “cả nhà xum họp, cùng hưởng phúc lộc”, món thứ 3 là bát cơm bát bảo to, nấu bằng tám loại như gạo nếp , táo tàu, bách hợp, bạch quả, hạt sen v,v với ngụ ý là yêu nhau đến bạc đầu v,v. Ở vùng nông thôn tỉnh Giang Tô, cỗ cưới đòi hỏi phải có 16 bát, 24 bát, 36 bát, ở thành phố, tiệc cưới cũng rất long trọng, những điều này đều có ngụ ý là may mắn, như ý. Tiệc chúc thọ là tiệc để mừng thọ các cụ già, lương thực thường là mỳ sợi, còn gọi là mỳ trường thọ. Ở một số khu vực miền bắc tỉ̉nh Giang Tô, Hàng Châu miền Đông TQ, thường là buổi trưa ăn mỳ, buổi tối bày tiệc rượu. Người Hàng Châu khi ăn mỳ, mỗi người gắp một sợi mỳ trong bát mình cho cụ, gọi là “thêm thọ”mỗi người nhất định phải ăn hai bát mỳ, nhưng không được múc đầy, vì như vậy sẽ xúi quẩy.

Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch), nguồn gốc ngày tết truyền thống tại Trung Quốc với truyền thuyết Khuất Nguyên

Nhân ngày Tết Đoan Ngọ năm 2013 (12/06/2013 Dương lịch – 05/05 Âm lịch), mình xin gửi đến cả nhà một số tư liệu liên quan lý giải nguồn gốc của ngày Tết này:
Tết Đoan ngọ hay Tết Đoan dương, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại Trung Quốc cũng như một số nước Đông Á như Triều Tiên, Việt Nam. Tết Đoan ngọ tồn tại từ lâu trong văn hoá dân gian Phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hoá. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 1 giờ trưa, ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày hạ chí. Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương. Thời gian này cũng là khi khí dương đang thịnh nhất trong năm. Ở Việt Nam, dân gian còn gọi là Tết giết sâu bọ.
Tết Đoan ngọ ở Việt Nam cũng còn gọi là "ngày giết sâu bọ" là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng. người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị chết hết. Truyền thuyết về lịch sử ngày mùng 5 tháng năm được lưu truyền khác nhau ở Việt Nam, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Trung Quốc với truyền thuyết Khuất Nguyên
Vào cuối thời Chiến Quốc, có một vị đại thần nước Sở là Khuất Nguyên. Ông là vị trung thần nước Sở và còn là nhà văn hoá nổi tiếng. Tương truyền ông là tác giả bài thơ Ly tao (thuộc thể loại Sở từ) nổi tiếng trong văn hóa cổ Trung Hoa, thể hiện tâm trạng buồn vì đất nước suy vong với hoạ mất nước. Do can ngăn vua Hoài Vương không được,lại bị gian thần hãm hại, ông đã uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn ngày mùng 5 tháng 5. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày đó, dân Trung Quốc xưa lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh,lấy bỏ gạo vào ống tre rồi thả xuống sông cúng Khuất Nguyên. Ngoài ra, có truyền thuyết khác về sự bắt nguồn của ngày tết Đoan Ngọ, nhiều nguồn tin cho rằng tập tục tết Đoan Ngọ là bắt nguồn từ Hạ Trí trong thời cổ, có người thì cho rằng, đây là sự tôn sùng vật tổ của người dân vùng sông Trường Giang.
Như vậy, theo hai truyền thuyết trên thì mùng 5 tháng 5 có nguồn gốc từ văn hoá Trung Hoa. Tuy nhiên, Việt nam đã có biến thể riêng của mình thành ngày "Tết giết sâu bọ", là một bằng chứng của hiện tượng "dân gian hóa" ảnh hưởng văn hóa từ Trung Quốc

Các phong tục lạ về đám cưới ở Trung Quốc

Các phong tục lạ về đám cưới ở Trung Quốc

Trung Quốc là đất nước có lịch sử vô cùng lâu đời và 1 nền văn hóa vô cùng đặc sắc. Phong tục tập quán ở Trung Quốc rất phong phú, đa dạng, đôi khi cũng rất lạ lùng. Xin giới thiệu một số phong tục lạ liên quan đến đám cưới, hôn nhân ở Trung Quốc
1. Anh em chung vợ
Hôn nhân của dân tộc Tạng rất phức tạp. Nói chung, có 3 chế độ: 1 vợ 1 chồng, 1 chồng nhiều vợ, 1 vợ nhiều chồng. Chế độ 1 chồng nhiều vợ thường xảy ra ở những gia đình giàu có và những chủ nô. Thường là chị em lấy chung 1 chồng. Một vợ nhiều chồng chỉ nhiều anh em lấy chung 1 vợ. Gia đình kiểu này thường là mẫu hệ.Lại có chuyện nhiều bạn bè lấy chung 1 vợ. Có trường hợp 1 người bạn thân đến nhà bạn và nhà bạn thiếu người làm cho nên ở lại nhà bạn và quan hệ luôn với vợ bạn.
2. Cưới cô dâu “cao số”
Ở tỉnh Triết Giang, nếu trước ngày cưới đi xem bói, cô dâu nào không may bị bà thầy phán là có số “phá gia chi nữ” thì cô ấy sẽ không được đi kiệu về nhà chồng như các đám cưới bình thường. Trước khi cưới chừng 2,3 ngày, cô dâu phải làm ra vẻ trốn ra khỏi nhà, ra ở nhờ 1 miếu hay đền. Cô mang theo vài bộ quần áo không lành lặn lắm, 1 cái ô cũ kỹ,1 cái làn cói có bát, đĩa cũ và 1 đôi đũa. Hành trang của cô giống như 1 kẻ đi ăn xin.
Đến ngày cưới, lúc chập choạng tối, bên nhà gái phải trốn tránh, không ai xuất đầu lộ diện. Mọi việc do phía nhà trai cáng đáng. Cô dâu thay quần áo mới, trang điểm, xách theo đồ dùng đẹp đẽ, dưới sự giúp sức của 2 cô gái do nhà trai cử đến. Cô cùng đi bộ với 2 cô bạn gái chừng 20 tuổi rồi mới bước lên kiệu hoa và được rước về nhà trai bằng con đường tắt. Phải 126 ngày cô ở bên nhà chồng, rồi mới được thăm mẹ đẻ. Khi về nhà mình rồi, bên nhà gái mới ăn mừng, con gái mới đi lấy chồng trở về thăm mẹ. Nhà gái làm cỗ linh đình, mời bà con thân thuộc đến dự.
3. Đốt đuốc đón cô dâu
Dân tộc Đồng ở huyện Tĩnh (tỉnh Hồ Nam) đón cô dâu vào giữa đêm. Đi đón cô dâu, phía nhà trai có chừng 30 người. Mỗi người cầm 1 bó đuốc nhựa thông ra khỏi nhà, vượt núi, vượt suối đến nhà cô dâu. Họ vừa đi vừa đánh trống, thổi kèn và chơi nhạc cụ, đầy nhiệt tình vui vẻ giữa mênh mông vắng lặng.Đến nhà cô dâu, bên nhà gái rước dâu, cô dâu quàng khăn lên đầu, cổ đeo kiềng, vai khoác vòng hoa, tay phải cầm chiếc ô bằng giấy có phết dầu trẩu (trừ tà). Cô dâu đi theo nhà trai cùng 2 cô gái phù dâu trong tiếng nhạc rộn ràng. Nếu trên đường về nhà chồng gặp 1 đám cưới khác, cô dâu phải trao đổi thắt lưng với cô dâu ở đám cưới kia để chúc mừng hạnh phúc nhau.
Khi đám rước dâu về tới cổng nhà, người ta đốt pháo mừng. Một vị trưởng lão trên 50 tuổi đứng ra làm mọi nghi thức đón cô dâu vào nhà. Sau khi làm lễ, cô dâu được mời vào phòng trong, ăn với chú rể bữa cơm đêm. Ngày hôm sau, cô dâu được mời 1 bữa thật ngon, gọi là “yến nhiều món” rồi cùng 2 cô phù dâu trở về nhà mẹ đẻ. Từ đó, chú rể thường đi lại làm khách của cô dâu. Đến khi cô dâu có mang, cô mới mang 1 chiếc xe quay sợi về nhà trai định cư.
4. Mùa xuân ném cô dâu
Vùng núi Ô Long bên bờ sông Tân An thuộc Vân Nam có mấy làng chài. Người dân ở đây biết bơi từ trong bụng mẹ. Các gia đình thường lấy vợ cho con trước Tết Nguyên đán chừng 10 ngày để đón năm mới và cô dâu mới. Người dân ở đây có tục “ném cô dâu” trong lễ cưới. Thuyền cưới nhà trai kết hoa xanh đỏ, áp vào thuyền nhà gái, lá xanh và dây hoa rừng trắng. Ném cô dâu là 1 động tác vui vẻ, mạo hiểm và thượng võ. Chỉ cần không thận trọng là cô dâu và người ném có thể lăn xuống nước. Đó là điềm gở cho 2 gia đình và làm cho ngày Tết mất vui.
Khi cô dâu bị ném, 1 chàng trai là anh em hoặc có họ với cô sẽ ôm ngang lưng cô, 1 tay giữ phần mông, dùng sức ném cô dâu sang thuyền nhà trai trong tiếng hô “1,2,3…”. Người đỡ cô dâu ở bên nhà trai có thể là chú rể hoặc là 1 người đứng tuổi.Trong lễ ném cô dâu, thuyền nhà trai cho nổ 3 phát pháo, bên thuyền nhà gái nổ 2 phát pháo. Sau lễ ném cô dâu, mọi người đều trở về làng, đẩy ra cho cô dâu và chú rể 1 chiếc thuyền nhỏ, có đủ thức ăn dùng trong mấy ngày, cô dâu và chú rể bơi thuyền đến 1 nơi khuất nẻo, sống với nhau mấy ngày. Họ phải trở về nhà với bố mẹ vào ngày 23 tháng Chạp để chuẩn bị Tết.
5. Tạ hôn và cưới chịu
Phía Nam Trung Quốc gần Việt Nam, người Mán có phong tục lạ là tạ hôn và cưới chịu. Các cô gái thường có 3,4 người tình. Nhưng một khi cô đã chính thức đính hôn với ai, cô sẽ cắt bỏ quan hệ với người khác. Điều lạ là đêm tân hôn, cô dâu không làm lễ động phòng với chú rể mà đến với người tình cũ để tạ ơn và hưởng đêm xuân với anh ta. Cô gái phải đi tạ ơn mỗi người tình 1 đêm rồi trở về với chồng. Khi trai gái kết hôn, nhà trai phải mang sang nhà gái nhiều của cải và vật phẩm, tổ chức yến tiệc linh đình chiêu đãi cả bộ tộc. Nếu nhà trai không có tiền thì nhà gái cho chịu, rồi sẽ phải trả. Do vậy, có đám cưới đến khi con cái đầy đàn mới trả hết nợ.
6. Lễ cưới vào ban đêm
Các dân tộc người Trung Quốc thường tổ chức làm lễ cưới vào ban ngày, riêng dân tộc Mãn làm đám cưới vào ban đêm. Ngày cưới, nhà gái dùng xe mui đưa cô dâu về nhà chồng, nhà trai dùng chiếc xe trang trí để rước dâu. Hai bên gặp nhau giữa đường, anh ruột hoặc anh họ cô dâu bế cô dâu từ mui xe của nhà gái lên xe hoa của nhà trai. Dù giữa mùa hè nóng nực, cô dâu cũng phải mặc áo kép, chỗ vai và đầu gối còn phải độn ít bông, mang ý nghĩa đầy đặn và trung hậu.
Khi xe cô dâu về đến nhà trai, chú rể đứng đợi ở trước cổng và giương cung đặt tên, nhằm xe cô dâu vờ bắn 3 phát. Sau đó, chú rể dẫn cô dâu đến trước bàn thờ đặt giữa sân, 2 vợ chồng cùng vái trời đất. Tiếp đó, chú rể dùng cán cân hoặc roi ngựa nâng chiếc khăn trùm đầu của cô dâu, đặt trên nóc nhà bạt đã cắm sẵn từ trước, có ý nghĩa là vừa lòng thuận ý. Lúc khều khăn trùm đầu, chú rể dùng tay xoa đầu tóc của cô dâu, tượng trưng cho đôi vợ chồng kết tóc xe tơ. Cô dâu bước qua 1 chậu lửa, lại nhảy qua yên ngựa rồi vào nhà bạt, mặt hướng về nam, làm lễ an tọa.
Làm lễ xong, cô dâu phải đi giày của mẹ chồng, tỏ ý sẽ đi theo bước chân của mẹ chồng. Tục lệ đó nói lên nguyện vọng tốt đẹp của lớp già mong con dâu mới cưới sẽ noi theo người trước ăn ở thuận hòa với láng giềng, làng trên xóm dưới. Lễ tân hôn có cỗ, cô dâu chú rể uống chén rượu tơ hồng, ăn bánh treo nửa chín nửa sống, có ý nghĩa mong muốn con cháu đầy đàn.
Đêm tân hôn, trên bàn thờ có đôi nến thắp sáng suốt đêm. Gian ngoài của nhà bạt có những người hát các khúc ca chúc mừng. Một số bạn bè hoặc láng giềng vãi những hạt đậu nành, đậu đen vào nhà, chúc vợ chồng mới làm ăn giàu có, dư dật, con đàn cháu lũ. Lễ cưới kéo dài cho đến khuya.
7. Tục ném bùn trong đám cưới
Dân tộc Đồng ở Trung Quốc có tục ném bùn vào nhau đúng ngày cô gái đi lấy chồng được 1 năm. Cô gái cùng 9 cô bạn chơi ném bùn với chồng và các bạn của chồng trên mảnh ruộng đầy bùn. Khi chơi đã mệt, họ nhảy ùm xuống sông, té nước vào nhau. Trong số đó, có đôi nào để ý nhau thì bơi ra xa và anh chàng trong đôi đó sẽ được mời tham gia hội ném bùn năm sau.
8. Kính chó hơn người
Thanh niên Hà Nhì Trung Quốc rất tiết kiệm lời nói khi yêu đương. Họ dùng cách tặng hoa cho nhau để nói về tình yêu. Chàng trai tặng cho cô gái 2 bông hoa, 1 vàng 1 đỏ. Cô gái tặng lại cho chàng trai 1 bông hoa đỏ hoặc vàng. Màu vàng chỉ sự lưỡng lự, màu đỏ là yêu. Cô gái tặng bó hoa mà ở giữa có giò hoa cánh đơn, tức là cô ấy còn đơn chiếc, chưa có bạn trai chính thức. Nếu ở giữa có giò hoa cánh kép tức là cô gái đã có người yêu rồi. Gia đình người Hà Nhì rất kén con dâu. Trong gia đình cô dâu mới được cưới về, mẹ chồng được gọi là chó nhà trời.Truyền thuyết kể rằng xưa kia người Hà Nhì không biết trồng cây, cũng như dệt vải. Cô con út nhà trời đã lấy cắp giống lúa của cha cho người Hà Nhì, dạy mọi người cách dệt vải để may quần áo. Cô út bị gọi về trời, bị biến thành con chó và bị đày xuống trần gian. Từ đó, người Hà Nhì rất kính trọng chó. Ngày Tết của người Hà Nhì thường được tổ chức long trọng. Nhưng bát cơm đầu tiên phải dành cho chó, rồi mọi người mới được vào tiệc.
9. Tình yêu cắn
Mùa thu sau vụ thu hoạch, thanh niên Mèo chưa vợ sẽ mang những gói gạo mới tặng người yêu. Thanh niên các trại tổ chức ở 1 trại nào đó 1 bữa ăn có rượu thịt linh đình. Trong bữa ăn, các đôi đã tìm dược đến nhau. Nến ưng nhau, họ cắn vào bả vai nhau. Cắn cũng là 1 nghệ thuật, làm sao cho vết cắn hằn lên, thậm chí chảy máu. Sau đó, chàng trai buộc vào cổ tay cô gái mấy sợi dây nhỏ màu xanh và màu đen. Cô gái cũng buộc vào cổ tay chàng trai vài sợi màu đỏ. Sau đó, lễ cưới được tổ chức vào 1 ngày lành tháng tốt.
10. Tục thử giường
Vùng Lạc Dương Trung Quốc có tục thử giường trước khi cưới. Trước hôm làm lễ 1 ngày, nhà cửa các phòng phải gọn gàng sạch sẽ, nhất là buồng cô dâu chú rể. Chiếc giường được lưu ý đặc biệt. Giường, đệm, chăn, gối phải dùng mới. Đêm hôm đó, chú rể phải mời 1 người hoặc 2 chú bé đến ngủ cùng ở giường cưới. Tục lệ này được gọi là thử giường lấy phước. Nếu không có em nhỏ thì mời bạn trai đến, nhưng nhất thiết bạn trai đó phải chưa có vợ.Người được mời đến ngủ cùng chú rể trước ngày cưới cảm thấy rất vinh dự. Nếu em nhỏ được mời đến ngủ cùng chú rể mà đang đêm có được… bãi đái dầm thì thật là điều tốt lành.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét