Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

Một góc nhìn về “ Liêu Trai Chí Dị” 聊齋志異 và “ Truyền Kỳ Mạn Lục” 傳奇漫錄 .



     Con người chúng ta từ khi được sinh ra và lớn lên trên đời như một trang giấy trắng, và chính thời gian là liều thuốc nuôi dưỡng và bồi bổ những kinh nghiệm sẵn có và đúc kết được cho con người. Họ sống bằng cái tâm, cái phẩm chất và năng lực của mình cùng với năng lực được rút ra trong hoạt động thường ngày, những cái mình cho là hay, cho là ý nghĩa. Song đã là cuộc đời thì không lúc nào củng bằng phẳng hay luôn trải thảm đỏ cho chúng ta đi, mà cuộc đời là những chặng đường dài quanh co khúc khuỷu, khó khăn bất cập luôn hiện ra trước mắt. Những ai đã từng sống và nếm trải qua “ mùi đời” thì chắc chắn sẽ có được những thể nghiệm hết sức sống động và chan chứa tình cảm. “Thể nghiệm” ở đây được xem như là sự lĩnh hội, suy tư, suy ngẫm đến xuyên suốt. Trong bối cảnh này cái mà tôi muốn nhắc đến chính là sự hiểu thấu cuộc đời.

     Kết thúc chặng đường văn học Châu Á, được tiếp cận và đi sâu vào bộ môn văn học Trung Quốc 中國 trong thời gian vừa qua đã làm cho tôi có những suy nghĩ đầy sự buâng khuâng. Phải chăng chính vì được thể nghiệm, bon chen và hòa nhập, “lăn xả” vào chặng đường đời đầy uẩn khúc và cay đắng mà mỗi cá nhân lại có một cái nhìn rất riêng. Xen vào đó là sự hoài niệm tiếc nuối mà những con người ấy- chính như Bồ Tùng Linh  蒲松齡 và Nguyễn Dữ  阮餘 đã bộc tộ nỗi lòng những tâm tư tình cảm vào những tác phẩm của mình,  Bằng những hình ảnh, ngôn từ, nghệ thuật hết sức đặc sắc và sinh động, những hình ảnh hư cấu nhưng nó toát  lên được cái tiềm ẩn đằng sau những câu chuyện, sự thực về đời, những tình tiết gây cấn lúc thiên về tâm linh nhưng có lúc lại mang tính chất dân gian đậm nét. Bằng nghệ thuật ấy phải chăng muốn nói lên cái mâu thuẩn trong chuẩn mực của cuộc sống hay cái tư tưởng về Nho Giáo cùng với những triết lý nhân văn khác…Tất cả những điều ấy đều được thể hiện một cách khá rõ nét qua những tác phẩm văn học để đời mà chính hai tác giả tiêu biểu ấy đã dày công viết thành. Với một tác phẩm văn học tiểu thuyết  cổ Trung Quốc 中國 -Liêu Trai Chí Dị  聊齋志異 và một án văn “thiên cổ”  千古 của nền văn học trung đại Việt Nam- Truyền Kỳ Mạn Lục  傳奇漫. Hai tác giả đã cho chúng ta thấy được những câu truyện sự thật về đời và cuộc sống kham khổ của người dân dưới sự đè nén của chế độ quyền lực. Những con người được sinh ra gắn liền với cuộc sống mưu sinh.

     Bồ Tùng Linh  蒲松齡 sinh năm 1640 và mất năm 1715, người ở huyện Tri Xuyên, tỉnh Sơn Đông  山東, sinh ra và lớn lên trong một gia đình địa chủ suy tàn, sống trong cảnh nghèo hèn, túng quẩn. Không khác gì số phận của Kiều  , cuộc đời của Bồ Tùng Linh  蒲松齡  lênh đênh như đám “Lục Bình” trên dòng sông nước, những con sóng vô tình như muốn xô đổ đưa đẩy ngọn “Lục Bình” ấy vùi dập theo dòng nước, muốn đánh vỡ đi những hoài bão và tâm niệm trong chính chủ thể. Thật đúng với lời nhận định của Nguyễn Du  阮攸 trong tác phẩm  Truyện Kiều  傳翹 : “Trăm năm trong cõi người ta- Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau” . Lận đận trong sự nghiệp công danh, việc học lại long đong lúc học lúc không có những lúc ông lại đi làm “Môn Khách” cho bọn quan lại. Sự nghèo túng, chật vật và những trôi nỗi trong cuộc đời đã đưa ông đến gần với cuộc sống yên bình và thơ mộng chốn quê hương, gắn liền với nhân dân, người lao động những con người quanh năm lận đận, chân lấm tay bùn, lao động trong sự khổ mệt cực nhọc. Chính nhờ sự ấy đã đưa Bồ Tùng Linh  蒲松齡  vào sự đời và có một cái cảm nhận nhạy bén, tinh tế hơn chăng?  Đây còn là một dấu hỏi chưa thể nói hết lên được những suy nghĩ và những điều trắc ẩn trong tâm thái của ông. Khi được biết đến, tiếp cận và bước vào thế giới của Liêu Trai Chí Dị  聊齋志異 thì tôi mới hiểu hết được những giá trị mà chính Bồ Tùng Linh  蒲松齡   đã miêu tả gần gũi, bình dị và hết sức chân thật trong “Liêu trai”  聊齋. Tất cả những mặt sáng, mặt tối của cuộc đời đều được tác giả  khéo léo đặt trong những không gian và thời gian đầy bí ẩn, từ những thế giới hiện thực và tâm linh cho đến những giấc mơ trong thế giới huyền ảo, cùng với đó là hình ảnh của những ngôi mộ hoang, chốn thượng giới, âm ti… Dù tác giả đã dùng nghệ thuật che khuất những câu chuyện bằng lớp màn hư ảo và đi vào câu chuyện một cách tự nhiên, nhưng người đọc vẫn có thể hiểu được cái cốt lõi hiện thực của nó, cái mà Bồ Tùng Linh  蒲松齡  đã dày công xây dựng để tạo nên cho tác phẩm của mình. Bồ Tùng Linh  蒲松齡  đã khéo léo chỉ rõ ra nỗi long đong số phận của anh học trò mua danh bán tước, những thủ đoạn, sự tham lam của bọn tham quan ô lại chuyên ức hiếp nhân dân cùng với những mánh khóe của lũ cầu danh… Trong Liêu Trai Chí Dị  聊齋志異  không ít những cảnh quan lại ức hiếp dân lành, vơ vét và hà hiếp của dân lành. Ví như: Xúc Chức, Hương Cảo…ỷ vào tiền tài, quyền lực chức tước để bẻ đi vòng vây công lý, chính nghĩa như: Tịch Phương Bình, Mộng thấy chó sói… Không những thế tác giả còn vạch rõ và đã kích mạnh mẽ vào chế độ khoa cử lúc bấy giờ tạo nên tình trạng “người trong cuộc thì khóc lóc chết dỡ mà người ngoài nhìn vào thì rất buồn cười” như Vương Tử An, Ti Văn Lang, Thư sinh họ Diệp.. Nói đến chế độ khoa cử thì tôi lại nhớ đến sự phê phán và sự lên án chế độ thi cử của Trần Tế Xương  陳濟昌 trong tác phẩm “Lễ Xướng Danh Khoa Đinh Dậu”

                                                Nhà nước ba năm mở một khoa
                                              Trường Nam thi lẫn với trường Hà
                                                       Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ
                                               Ậm ọe quân trường miệng thét loa
                                                  Cờ kéo rợp trời, quan sứ đến
                                                    Váy lê quét đất, mụ đầm ra
                                                    Nhân tài đất Bắc nào ai đó
                                              Ngoảnh cổ mà trông nỗi nước nhà.

     Tất cả những điều ấy chính là nỗi bất bình dưới chế độ đương thời cùng với sự suy ngẫm nhìn nhận về cuộc đời, số phận con người trước thời thế của Bồ Tùng Linh  蒲松齡 
 .
     Không thua kém gì với nền văn học Trung Quốc 中國 nói chung và tác phẩm Liêu Trai Chí Dị  聊齋志異 của Bồ Tùng Linh  蒲松齡  nói riêng. Một tác gia của nền văn học trung đại Việt Nam, người đã góp phần cho nền văn học Việt Nam có được một tác phẩm ví như  một áng văn thiên cổ ngang hàng với Liêu Trai Chí Dị  聊齋志異không ai khác đó chính là Nguyễn Dữ  阮餘. Dứoi ngòi bút phê phán hiện thực những tệ nạn trong xã hội phong kiến đang suy thoái, Nguyễn Dữ  阮餘 đã xây dựng thành công tác phẩm Truyền Kỳ Mạn Lục  傳奇漫., một tác phẩm phê phán một xã hội thối nát đầy rẫy những tệ nạn từ trên xuống dưới. Trong khi đó thì cuộc sống của người dân hết sức bấp bênh, khốn đốn và cực khổ bởi những cái xấu và cái ác bủa vây…Từ những hình ảnh đời trước phê phán cho đến những tội ác của hiện tại, những điển hình sắc sảo cho tội ác tham lam không đáy, nhũng nhiễu và hiếp bức dân lành. Nguyễn Dữ  阮餘 đã vạch trần và tố cáo cái bản chất xấu xa đầy tội ác của giai cấp thống trị đã nói lên được phần nào cái quan điểm thân dân của tác giả. Đồng thời tác giả cũng đã phơi bày sự giả dối của những kẻ tu hành không chính đạo, mượn mái chùa để làm việc bất lương như trộm cắp, trốn việc và làm chuyện xằng bậy. Ví như tên sư Vô Kỷ trong truyện Nghiệp Oan của Đào Thị sống thiếu trung thực, làm chuyện dâm ô trong chùa hay hai tên hộ pháp trong Truyện cái chùa hoang  ở Đông Triều với những hành động bỉ ổi “ vào bếp để khoắn hủ rượu”,  “vào buồng để hại vợ người”. Tất cả những cái xấu xa đang diễn ra trong một xã hội phong kiến đã và đang dần đi vào trong tác phẩm bởi ngòi bút khắc họa của Nguyễn Dữ  阮餘 thể hiện đầy đủ và sắc nét, phản ánh một cách trung thực  và trực tiếp bộ mặt xã hội. Ngoài ra truyền Kỳ mạn lục còn đề cao tinh thần dân tộc mạnh mẽ, sự gắn kết đi tới cái tinh hoa trong cuộc sống, đồng thời còn thể hiện sự rạn nứt ý thức hệ phong kiến của tác giả.

     Khi đi sâu vào tìm hiểu hai tác phẩm của Bồ Tùng Linh 蒲松齡   và Nguyễn Dữ  阮餘 tôi dường như có thể cảm nhận và hiểu được mọi cái xấu, sai trái và lỗi lầm trong xã hội nếu có ý thức và ý chí khắc phục thì chính những cái yếu đó sẽ biến thành sức mạnh cho mỗi con người chúng ta. Sức mạnh của tinh thần ý thức luôn thắng được cái xấu cái không đáng có nếu không may chúng hiện hữu trong chính bản thân của con người chúng ta. Xét về hình tượng hai nhân vật Bồ Tùng Linh  蒲松齡  và Nguyễn Dữ  阮餘 có thể nói cả hai đều có những nét chung nét tương đồng với nhau, mặc dù chính họ là những con người sống ở hai thời đại, ở hai lành thổ quốc gia, nhưng dường như từ sâu thẳm trong tâm thức họ có nhiều điểm chung, đều sống bằng cái tâm trong sáng đều mang trong mình một hoài bão rất riêng, những con người có chí hướng lớn nhưng phải chăng hoàn cảnh sống của xã hội đã làm cho họ rơi vào con đường “bất đắc chí” 不得. Không những thế dưới bức tranh khắc họa của mình cả hai đều thể hiện sự công bằng cho mọi tầng lớp thị dân trong xã hội, nêu cao tinh thần cuộc sống khốn khó của nhân dân đương thời, đồng thời hạ thấp tính tham ô, dâm tục của cái ác, giải thoát cho nhân dân thoát khỏi vòng vây của ách áp bức bóc lột, hướng tới cái hạnh phúc, yêu thương cho con người. Mặc dù chịu ảnh hưởng của chế độ phong kiến, Nho giáo  儒教 đè nặng, rất khó vượt qua cái rào cảng ấy nhưng tác giả đã thể hiện được cái tư tưởng của riêng mình, tính chất nhân văn nhân đạo luôn hiện hữu trong bản thân của mình. Họ là con ngừơi ở mọi thời đại những con người đã thể hiện cái “cảm hoài”  感懷 của mình trong sự đè nặng về tinh thần lẫn thể xác.

     Đến với Liêu Trai Chí Dị  聊齋志異 tập truyện thể hiện được đầy đủ các tình tiết phong phú, liền mạch, các thiên trong truyện còn thể hiện kết cấu chặt chẽ vững chắc. Hình tượng và nghệ thuật miêu tả nhân vật trong từng thiên truyện thật nhiều  ly kỳ và hấp dẫn. Cái chất nghệ thuật và tài hoa được thể hiện rõ nét qua bút pháp khắc họa của Bồ Tùng Linh 蒲松齡  thể hiện đầy đủ một áng văn thiên cổ cho Trung Quốc 中國thời bấy giờ. Còn Truyền Kỳ Mạn Lục  傳奇漫  là một bản cáo trạng đanh thép của Nguyễn Dữ  阮餘 đã kỳ công xây dựng, vượt qua sự khiêm tốn của mình ông đã tạo nên một giá trị nhân đạo sâu sắc, thể hiện rõ nét đặc sắc nghệ thuật trong chính bản thân của ông. Những trải nghiệm để hiểu đời và tô vẽ cho đời nhiều nét vẽ tươi mới hơn. Mặc dù Bồ Tùng Linh  蒲松齡  và Nguyễn Dữ  阮餘  là hai tác giả ở hai thời đại khác nhau nhưng họ có chung nhịp đập trái tim, một lập trường, lý tưởng nhân nghĩa, luôn đứng về phía nhân dân cầu mong sự an bình, phê phán cái xấu để từ đó tạo nên tác phẩm dù ở mọi thời đại khác nhau nhưng vẫn còn đọng lại trong người đọc và cả chính tôi những trãi nghiệm và sự hiểu thấu về lý tưởng nhân nghĩa sâu sắc nhất. Thấy rõ rằng nền văn học Trung Quốc  中國 và văn học trung đại Việt Nam có những tính chất và lý tưởng nhân nghĩa nhân văn đầy tính hiện thực




    
 Tài liệu tham khảo:

1.Hợp tuyển văn học Châu Á, tập I văn học Trung Quốc 中國, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội (Lưu Đức Trung, Trần Lê Bảo, Phạm Hải Anh).

2.Văn học trung đại Việt Nam thế kỷ X- cuối thế kỷ XIX, NXB giáo dục ( Đoàn Thị Thu Vân,Lê Trí Viễn, Lê Văn Lực, Phạm Văn Phúc).

3.Nguyễn  Dữ  阮餘 ,Truyền Kỳ Mạn Lục  傳奇漫 , NXB văn học.

4.Bồ Tùng Linh 蒲松齡   , Liêu Trai Chí Dị  聊齋志異, NXB văn học.

5.Trần Tế Xương  陳濟昌, Lễ Xứng Danh Khoa Đinh Dậu, NXB văn học.







Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

Tầm quan trọng của bộ môn Hán Nôm đối với sinh viên ngành Ngữ Văn nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung.


Bộ môn Hán Nôm là một môn khoa học có liên quan mật thiết và rất quan trọng đối với ngành văn học Việt Nam. Trong  kho tàng từ vựng Tiếng Việt cùng với các mảng thơ văn thì chữ Hán và chữ Nôm đóng vai trò là một phần “máu thịt” không thể thiếu được, thiếu những nguyên liệu Hán Nôm này thì tòa lâu đài văn học Việt Nam không trở nên “đồ sộ” và “nguy nga” được.
     Nước ta là một nước nằm ở khu vực Đông Nam Á, phía Bắc giáp với Trung Quốc nên chịu ảnh hưởng nặng nề của nền văn hóa phương đông nói chung và nền văn hóa Trung Hoa nói riêng. Trong lịch sử khi nước ta bị Trung Quốc thống  trị, từ năm 111 trước Tây lịch tức từ Hán Vũ Đế sai Lộ Bác Đức đem quân sang xâm lược nước ta, cho mãi đến năm 938 khi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán ở cửa sông Bạch Đằng. Trong hơn một ngàn năm Bắc thuộc người Trung quốc đã mang văn hóa của họ trong đó có chữ Hán phổ biến ở nước ta. Qua các thời kỳ lịch sử và nhiều sự kiện xảy ra thì nước ta đã chịu ảnh hưởng nặng nề của nền văn hóa phương Đông và đặc thù là nền văn hóa Trung Hoa. Ở thời kỳ này chữ Hán bắt đầu xuất hiện và phổ biến trong nhân dân ta.
      Đến đời Trần (TK XIII) chữ Nôm ( thứ chữ do nhân dân ta vận dụng chữ Hán mà chế tác ra để ghi tiếng nói của dân tộc) bắt đầu dùng để sáng tác những mảng thơ văn đầu tiên, rồi dần dần thịnh hành và tồn tại phát triển song song với chữ Hán. Một số tác phẩm nổi bật ở thời kỳ Lý-Trần với các thể loại thơ,phú…Tác phẩm “Xuân Cảnh” của Trần Nhân Tông, “Tụng Giá Hoàn Kinh Sư” của Trần Quang Khải, “Xuân Đán” của Chu Văn An, “Lưu Gia Độ” của Trần Quang Khải…. xuất hiện tiêu biểu cho thời kỳ này.
     Đến thời kỳ (TK XX) thì chữ Hán và chữ Nôm có phạm vi và mức độ bị thu hẹp dần , mà tác phẩm “Ngục Trung Nhật Ký” của Hồ Chí Minh (1942-1943) được coi là cái mốc cuối đánh dấu sự cáo chung của chữ Hán và chữ Nôm. Với thời gian sử dụng ghi chép trong 2000 năm với chữ hán và 700 năm với chữ Nôm thì chữ Hán và chữ Nôm đã để lại cho thư viện văn học một số lượng tác phẩm khá nhiều và đa dạng về các thể loại.
Đối với các nghành đào tạo trong hệ giáo dục hiện nay đặc biệt là ngành Ngữ Văn thì không thể thiếu phân môn cho bộ môn Hán Nôm này. Trong kho tàng văn học của ông cha ta để lại thì dung lượng văn thơ chữ Nôm và chữ Hán khá là đồ sộ, chữ Hán Nôm đóng vai trò đặc biệt trong việc nâng cao giá trị của tác phẩm, đưa tác phẩm thơ văn lên một tầm vóc cao lớn hơn. Làm tăng giá trị ngôn từ cho tác phẩm. Hàng trăm cuốn sách chuyên luận, các bản dịch thơ văn của các nhà Hán học,Nôm học đã xuất bản trong vài chục năm qua là những đóng góp to lớn của ngành Hán Nôm đối với nền văn học cổ điển nước nhà. Theo nghiên cứu Hán Nôm ở Hà Nội hiện quản lý 5.038 đầu sách và khoảng 30.000 đơn vị tư liệu bao gồm các loại như phim, ảnh, bản rập các bài văn khắc trên bia đá, chuông đồng, khánh đá, biển gỗ. Đó là chưa kể những sách Hán Nôm , Châu bản triều Nguyễn, địa bộ, sắc thần, bia đá, thơ, câu đối, hoành phi… hiện còn rải rác trong dân chúng, ở các cung điện, lăng tẩm, đình chùa, các thư viện và cơ quan lưu trữ khác ở trong nước, các thư viện ở nước ngoài. Hiểu rõ hơn nền văn học của cha ông chúng ta đó là một yếu tố quan trọng để làm nên diện mạo và bản sắc của văn học Việt Nam hiện nay.
     Khi tiếp cận trực tiếp vào tác phẩm  văn học thì ta mới thấy được giá trị thẩm mĩ và giá trị đích thực của chữ Hán và Nôm. Vì vậy khi giảng dạy tại các nhà trường đối với ngành Ngữ Văn thì bộ môn luôn đi song song với chuyên ngành đào tạo Ngữ Văn. Tuy là còn mới lạ đối với thế hệ trẻ hiện nay nhưng khi tiếp xúc với bộ môn này sẽ giúp cho kiến thức của sinh viên vững chắc và chặt chẽ khi phân tích các tác phẩm phiên âm từ chữ Hán. Ngoài kiến thức văn học trung đại ,hiện đại từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt là sơ cấp thì kiến thức Hán Nôm là gốc rễ để phân tích “ngọn ngành” cho mọi từ ngữ gốc Hán được rõ nghĩa đến từng chi tiết . Đọc câu thơ “ Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu”  故人西辭黃鶴樓 trích từ bài: “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng”  黃鶴樓送孟浩然之廣陵  của Lý Bạch   李白  nếu muốn tìm hiểu tâm trạng luyến nhớ của nhân vật trữ tình trong buổi chia tay được kín đáo đan cài trong câu thơ mà chỉ lướt qua phần dịch nghĩa kiến thức không vững thì ta chẳng thấy gì ngoài nội dung thông báo là : “Ngoái về phía tây,bạn cũ giã từ lấu Hoàng Hạc thì thật sự hết sức bình thường và vô cảm. Những điều này chỉ có thể cảm nhận  được khi đi sâu và khám phá hệ thống ngôn từ của câu thơ bắt đầu từ chữ “Cố Nhân”  故人 .Khi Ngô Tất Tố dịch thành bạn cũ thì chư lột tả được hàm ý sâu xa của từ này. Nhưng khi đặt vào các trường hợp yếu tố “Cố”    như: Cố Quốc, Cố Hương, Cố Viên… ta mới thấy được hết bao tình cảm yêu thương triều mến trong từ “Cố Nhân”, phải là người bạn hết sức thâm giao thì mới dùng từ “Cố Nhân”  để gọi nhau.
     Nếu đứng trên lập trường và thú về nghệ thuật chơi chữ Hán Nôm trong các tác phẩm thơ ca hay các con chữ trong một khổ văn thì mới thấy được cái ý nghĩa sâu xa đồng thời thấy cái hay của nó:  Lấy ví dụ từ chữ “Sầu”    ta có thể lí giải được bao  điều mới lạ giữu mùa thu và văn chương. “Sầu” gồm chữ Thu    và chữ Tâm   . Mùa thu đậu trên lòng người với những nỗi niềm thấm đẫm trong thơ ca từ cổ kim đều thấm đẫm nỗi buồn. Trong kho tàng văn học nước ta một số tác phẩm đều mang nỗi buồn sầu ấy được thể hiện qua các bài thơ của cụ Nguyễn Khuyến với : “Thu Vịnh”,  “Thu Điếu”, “Thu Ẩm” hay như “Thu Hứng” của Đỗ Phủ như  “Đây mùa xuân tới” của Xuân Diệu. Hay trong nghệ thuật và sự khám phá cái lý thú về nghệ thuật chơi chữ của tên các tác giả Trung Hoa. Ví như: “Thanh Tâm Tài Nhân”  青心才人   là tác giả của tác phẩm nổi tiếng  Kim Vân Kiều  金雲翹 . Tên tác giả “Thanh Tâm Tài Nhân”  nếu như khi đọc qua mà không có sự hiểu biết sâu rộng và nghĩa trong từng con chữ thì sẽ là một cái tên bình thường không có gì đặc biệt nhưng khi đi sâu vào phân tích cái tên ấy ra thì sẽ thấy được cái hay và thú vị trong đó. “Thanh Tâm Tài Nhân”  được kết hợp với bốn cái tên gắn liền với bốn phẩm chất đạo đức của con người. “Thanh”   là màu xanh mà người đời xưa cho màu xanh là cái sắc của phương đông. “Tâm”    là tim mà người đời xưa quan niệm rằng tim là vật để nghĩ ngợi,cho nên cái gì thuộc về tư tưởng đều gọi là tâm. “Tài”  là những người làm việc giỏi thì được gọi là tài. “Nhân”   nhân ở đây là người. Qua bốn nghĩa của các con chữ nói trên có thể thấy được ý nghĩa và giá trị của từng chữ. Đặc biệt khi kết hợp chữ “Thanh”  cùng với chữ “Tâm”   thì ta sẽ có được chữ “Tình”   . Điều này thể hiện một cái tính nhân cách củng như là tài năng của “Thanh Tâm Tài Nhân” thông qua cái tên của mình. Thể hiện ở con người vừa có “Tài” 才 lại vừa có “Tình”  .
     Hán Nôm học còn là nghành nghiên cứu đi sâu vào nền văn háo dân tộc. Giúp cho sinh viên các trường đại học sư phạm hiện nay có thể hiểu biết mở mang thêm về lịch sử văn hiến lấu đời. Ngoài kiến thức về văn học thực tiễn thì văn hóa dân tộc còn đóng một vai trò quan trọng trong nền tảng kiến thức của một sinh viên sư phạm thuộc lĩnh vực văn học. Chữ “Văn Hiến”là một khái niệm gồm hai yếu tố “Văn” và “Hiến”.”Văn” là văn tự,văn chương,văn tịch , “Hiến” là “con người hiền tài” là “nguyên khí quốc gia”. “Văn hiến bao gồm toàn bộ yếu tố văn vật của một nền văn hóa và chủ thể. Từ nghiên cứu khái niệm , ta thấy được tầm quan trọng của Hán Nôm. Đi vào lí giải ngọn ngành mọi khái niệm và văn tự bổ sung cho kiến thức cơ bản của ta và tạo cho ta một lượng kiến thức Hán Nôm vững chắc và cơ bản để đi liền với nền văn học, văn hóa nước nhà.
Song nhìn vào thực tế việc học tập bộ môn Hán Nôm của sinh viên Ngữ Văn sư phạm còn nhiều bất cập. Hán Nôm là một môn học hết sức mới lạ đối với sinh viên ngành Ngữ Văn. Khái niệm chữ Hán, hình thù chữ Hán và 214 bộ thủ chữ Hán của các bạn còn rất mơ hồ. Lấy một ví dụ đơn giản về sự khác biệt giữa hai từ: “Khuyến Mãi” và “Khuyến Mại” có một số bạn cho rằng hai từ ấy đều là một. Nhưng thật ra hai từ :“Khuyến Mãi” và “Khyến Mại” là khác nhau.
“Mãi    : mua và “Mại”    : bán.
Cho nên “Khuyến mãi” và “Khuyến mại” là khác nhau.
”Khuyến mãi” là:  các chương trình công ty dành cho người tiêu dùng mua sản phẩm và được tặng các phần quà miễn phí. Sản phẩm hay giảm giá sẽ được ưu đãi trực tiếp cho người tiêu dùng .
. “Khuyến mại” là: các chương trình công ty dành cho đại lý, công ty phân phối lại các nhà tiêu thụ  bán lẻ sản phẩm lại cho người tiêu dùng.
     Mặc dù có một số bạn có thể định nghĩa được nhưng còn hết sức là mơ hồ. Tình trạng này còn xảy ra với nhiều sinh viên và mục tiêu của sinh viên hiện tại bây giờ là học tập bộ môn Hán Nôm cho đủ điểm và qua môn chứ chưa thật sự chuyên sâu vào bộ môn này. Hiện nay có một số đầu sách được viết ra để bồi bổ cho kiến thức Hán Nôm của sinh viên như: Tự Điển Hán Việt “漢越辭典của Thiều Chửu ,  Hán Việt từ điển “漢越辭典” của Đào Duy Anh , Đại Từ Điển Chữ Nôm của Vũ Văn Kính nhưng sự tiếp cận đối với các sách ấy còn quá thấp và khai thác còn rất mơ hồ. Dẫn đến xảy ra hiện tượng các sinh viên như “Tẩu Mã Khán Hoa” (Cưỡi ngựa xem hoa) chưa chú tâm và đạt được sự hiểu biết ngọn ngành về bộ môn này.
     Có một số ý kiến cho rằng : Ngành đào tạo Hán Nôm có những đặc điểm giống với văn học Trung Quốc nên lầm tưởng có tiếng không hay về bộ môn này. Nhưng chính đó là một sự ngộ nhận tai hại, thật ra Hán Nôm có đối tượng và vai trò ý nghĩa khác với Trung Quốc học nói chung và văn học Trung Quốc nói riêng mặc dù giữa hai ngành học này có quan hệ về mặt văn tự. Từ những ý niệm sai lầm ấy mà dẫn đến hiện trạng chữ Hán và Nôm bị xao lãng và thiếu mất đi tầm quan trọng trong văn học.
      Cho nên muốn giữ gìn và làm cho nền văn học và văn hóa của nước ta cùng với sự phát triển của Tiếng Việt ngày càng phong phú và trong sáng hơn,đặng xây dựng một nền văn hóa Việt Nam giàu bản sắc dân tộc thì việc xác định tính bức thiết của ngành Hán Nôm không chỉ ở bộ môn Hán Nôm ở các khoa Ngữ Văn mà là nhiệm vụ bức thiết của quốc gia.


Tài liệu tham khảo:

1.Xem giáo trình Hán Văn Lý-Trần của PGS.TS Phạm Văn Khoái . Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn “Đại học quốc gia Hà Nội”.

2.Xem Trần Nghĩa và F.Gros(đồng chủ biên), Di sản Hán Nôm Việt Nam-Thư mục đề yếu, 3 tập; tập 1, NXB.Khoa học xã hội,Hà Nội,1993.

3.Xem tác phẩm Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng”  黃鶴樓送孟浩然之廣陵 của Lý Bạch.

4.Xem giáo trình “Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam” của GS.Trần Ngọc Thêm.

5.Nguyễn Quang Hồng, Chữ Hán chữ Nôm với thế hệ trẻ, Ngôn ngữ và đời sống, số 12, năm 2008.

Võ Như Văn.

Đăng U Châu Đài Ca (登幽州臺歌)

登幽州臺歌

(陳子昂):
前不見古人
後不見來者
念天地之悠悠
獨愴然而涕下

Đăng U Châu đài ca


Trần Tử Ngang
Tiền bất kiến cổ nhân
Hậu bất kiến lai giả
Niệm thiên địa chi du du
Độc thương nhiên nhi thế hạ

Người trước chẳng thấy đâu
Người sau càng mờ mịt
Ngẫm trời đất vô cùng
Riêng lòng đau (mà) lệ chảy.