Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

Tính Thiện trong sách Mạnh Tử




                                                                             Mạnh Tử    
                                                                             
Mạnh Tử là nhà tư tưởng vĩ đại trong thời chiến quốc ở Trung Quốc <thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 3 trước công nguyên>, là một trong những nhân vật tiêu biểu của tư tưởng nho giáo-học thuyết chủ yếu ở Trung Quốc.
  Mạnh Tử sống trong thế kỷ thứ 4 trước công nguyên, là người Nước Trâu tức thành phố Trâu Thành tỉnh Sơn Đông ngày nay. Tương truyền Mạnh Tử là hậu duệ dòng họ Mạnh qúi tộc của nước Lỗ. Trong thời Mạnh Tử, muôn nhà đua tiếng trên văn đàn, Mạnh Tử đã kế thừa và phát huy tư tưởng của Khổng Tử, người sáng lập ra học thuyết nho giáo, đề xuất một hệ thống tư tưởng hoàn chỉnh, có ảnh hưởng to lớn đối với người đời sau, được tôn xưng là “Á Thánh” chỉ sau Khổng Tử.
  Mạnh Tử đã kế thừa và phát huy tư tưởng đức trị của Khổng Tử, phát triển học thuyết Nhân chính, trở thành hạt nhân trong tư tưởng chính trị của ông. Ông đã vận dụng nguyên tắc “Thân thân” và “Trường trường” trong chính trị, nhằm xoa dịu mâu thuẫn giai cấp, bảo vệ lợi ích lâu dài của giai cấp thống trị phong kiến.
  Mạnh Tử một mặt chia tách nghiêm ngặc địa vị giai cấp của kẻ thống trị với người bị thống trị, cho rằng “Lao tâm giả trị nhân, Lao lực giả trị vu người”, đồng thời ấn định một chế độ đẳng cấp từ thiên tử tới dân đen mô phỏng theo chế độ thời Chu; mặt khác lại ví mối quan hệ giữ kẻ thống trị với người bị thống trị như cha mẹ với con cái, chủ trương kẻ thống trị cần phải quan tâm sự đau khổ của nhân dân như cha mẹ quan tâm con cái vậy, còn nhân dân phải phục tùng kẻ thống trị như đối xử với cha mẹ.
  Mạnh Tử đã đúc kết qui luật trị nước theo kinh nghiệm thời chiến quốc, đề xuất một mệnh đề nổi tiếng giàu tính tinh hoa dân chủ: “Dân vi qúi, Xã tắc thứ chi, quân vị khinh”. Cho rằng việc đối xử với nhân dân như thế nào là tầm quan trọng cực kỳ đối với đất nước hưng thịnh hay suy tàn. Mạnh Tử rất coi trọng lòng dân, trình bày những vấn đề then chốt được hoặc mất thiên hạ qua những sự kiện lịch sử.
  Mạnh Tử đã kết hợp chặt chẽ lý luận với chính trị, nhấn mạnh tu dưỡng đạo đức là gốc cho làm tốt chính trị. Ông nói “Thiện hạ chi bản tại Quốc, Quốc chi bản tại Gia, Gia chi bản tại thân”.
  Mạnh Tử khái quát qui phạm đạo đức thành 4 loại, tức Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí. Mạnh Tử cho rằng trong 4 loại này  thì Nhân là quan trọng nhất. Ông cho rằng nếu các thành viên trong xã hội đều lấy Nhân để xử lý mối quan hệ giữa con người với con người thì sự ổn định và thống nhất thiên hạ của trật tự phong kiến là có bảo đảm và tin cậy.
  Để nói rõ cội nguồn của những qui phạm đạo đức này, Mạnh tử đề xuất tư tưởng Nhân tính bản thiện. Ông cho rằng tuy sự phân công giữa các thành viên trong xã hội có khác nhau và sự khác biệt về giai cấp, nhưng nhân tính của họ là giống nhau.
  Mặc dù tư tưởng của Mạnh Tử có ảnh hưởng rất lớn đối với chính trị, đạo đức, văn hoá, tư tưởng của các thời kỳ xã hội ở Trung Quốc sau này, nhưng học thuyết của Mạnh Tử lúc đó không được kẻ thống trị coi trọng.
  Mạnh Tử từng đi chu du các nước Chư hầu, hòng phổ biến lý luận Nhân chính của ông. Ông đến qua các nước Ngụy, Tê, Tống, Đằng, Lỗ, lúc đó các nước này giàu mạnh binh cường, định thực hiện thống nhất thông qua bạo lực. Học thuyết Nhân chính của Mạnh Tử bị coi là hủ bại, không có cơ hội thực tiễn, thế nhưng trong quá trình này Mạnh Tử cũng thể hiện lên đặc trưng cá tính rõ rệt, ông coi thường kẻ thống trị, khinh rẻ quyền thế phú qúi, mong thiên hạ yên ổn, cứu dân trong cảnh nước sôi lửa bỏng, ông luôn duy trì cá tính không a dua, mạnh dạn thẳng thắn trong giao tiếp với các vương quân các nước.
  Sau này ông làm nghề gõ đầu trẻ, cùng với học sinh viết 7 thiên “Mạnh Tử”. Cuốn sách đã ghi lại những lời nói của Mạnh tử cũng như sự bàn luận với các nhân vật đại diện cho các trường phái khác, phản ánh lên Mạnh Tử là người kế thừa và phát triển học thuyết nho giáo sau Khổng Tử. Bởi vậy hàng nghìn năm nay cuốn sách “Mạnh Tử” vẫn có sức hấp dẫn vô biên, được mọi người tôn sùng và mệnh danh là kinh điển.