Rồng là loài vật được hình thành từ trí tưởng
tượng, mê tín của cư dân vùng nông nghiệp đặc biệt với nên văn minh lúa nước ở
phía Nam sông Dương Tử 扬子江 (nay
là sông Trường Gian 長江, Trung Quốc 中國).
Với đặc trưng là thân thể động vật mang đặc tính của chủ nghĩa duy tâm là thần
linh thì “Rồng” là kết quả của sự phối hợp khéo léo giữa tín ngưỡng Tô tem và
quan niệm vạn vật hữu linh.
Người Trung Quốc 中國
tự hào mình là “truyền nhân của Rồng”. Hình tượng Rồng đi sâu vào hệ tư tưởng của
người dân và thể hiện sự tín ngưỡng đặc biệt. Đi song song với Rồng là Phụng,
hình tượng “Song Long Phụng” 双龙鳳 là
hai linh vật tượng trưng cho giống đực và cái trong văn hóa của dân tộc Hoa Hạ 花下
cổ đại. Trong nền lịch sử cổ của Trung Hoa, Rồng trong sách Lễ Ký 禮記
(thiên Lễ Vận 禮運) có ghi: “Long Lân Quy Phụng vị chi Tứ Linh”
麟鳳龜龍謂之四靈
(Long là Rồng, Lân là Sư Tử hay Hổ, Quy là Rùa, Phụng là Phượng) tức có nghĩa
Long Lân Quy Phụng 麟鳳龜龍 là 4 linh vật. Thì trong đó Rồng là một
trong Tứ Linh 四靈. Nói về Tứ Linh 四靈 trong
thuật Phong Thủy 风水 cổ Trung Quốc 中國 có
câu: “Tiền chu tước, hậu huyền vũ, tả thanh long, hữu bạch hổ” tức có nghĩa là:
“Phía trước là phượng đỏ, sau lưng là rùa đen, bên trái là rồng xanh, và bên phải
là hổ trắng”. Trong Ngũ Kinh 五經 “Thư 書,
Thi 詩,
Lễ 禮,
Dịch 易,
Xuân Thu 春秋” Kinh Dịch 易經 có
nhắc đến Rồng được dùng để giải thích cho quẻ càng trong hệ Bát Quái 八卦,
cũng là quẻ đầu tiên của Kinh Dịch 易經.
Còn trong 12 con giáp, Rồng là con vật duy nhất không có thật.
Hình tượng Rồng được xem là vật tổ của người
Bách Việt 百越, là vị thần bảo hộ cho cuộc sống mưu sinh gắn
liền với sông nước đồng thời là căn cứ để lý giải các hiện tượng của tự nhiên kỳ
bí (mưa, bão, lũ, lốc xoáy…) mà con người với khả năng của mình không thể lí giải
được.
Các cổ vật, tranh vẽ ngày xưa, ngay cả trên
các Giáp cốt văn 甲骨文 , Chung đỉnh văn cũng đã hiện hữu hình tượng
Rồng và cả trong các thư tịch cổ như Chu Dịch, Sơn Hải Kinh, Tả Truyện… Các học
giả Trung Quốc 中國 khi
nghiên cứu về nguồn gốc của Rồng thì có nhiều giả thuyết khác nhau cho rằng: Rồng
bắt nguồn từ rắn, mãng xà; có thuyết lại bắt nguồn từ rắn, thằn lằn….Đa số các
nhà nghiên cứu thống nhất rằng: Hình tượng Rồng được tập hợp bởi bộ phận của 9
loài động vật sống trên cạn, dưới nước và cả trên không trung là: sừng hươu, mắt
tôm, miệng trâu, mũi chó, bờm sư tử, mình rắn, vảy cá, móng chim ưng, râu cá
chép.
Trong thuyết văn giải tự của Hứa Thận 許慎 có
giảng về Rồng như sau: “Lân trùng chi trưởng, năng u năng minh, năng tế năng cự,
năng đoản năng trường, xuân phân nhi đăng thiên, thu phân nhi tiềm uyên” 鱗蟲之長, 能幽能明, 能細能巨, 能短能長, 春分而登天, 秋分而潛淵. Dịch là: Rồng đứng đầu các loại có vảy, có thể
ẩn hiện, có thể biến hóa nhỏ hoặc lớn, dài hoặc ngắn, tiết xuân phân thì bay
lên trời, tiết thu phân thì lặn sâu đáy vực.
Về xuất xứ của Rồng. Nhiều người Trung quốc 中國 cho
rằng, hình tượng con rồng nguyên thủy ra đời từ thời vua Vũ 禹 trị
thủy (khoảng 2205 TCN – 2198 TCN). Truyền thuyết vua Vũ 禹 trị
thủy đề cập đến 3 loại pháp bảo dùng để trị thủy là cuốn hà đồ do Phục Hi 伏羲 ban
tặng, con hắc long trên trời dùng đuôi để đào đất mở đường sông thoát nước, con
rùa lớn chở đất đá lấp những nơi địa hình ẩm thấp. Truyền thuyết kể về những trở
ngại trong quá trình trị thủy là con Rồng đen to lớn, mang bản tính hung hăng
hoang dã, mỗi lần Rồng trở mình là phá hủy các đoạn đê do vua Vũ 禹và
rùa thần đắp. Thế là nhờ sự giúp sức của rùa thần, Vũ 禹 thu phục được Rồng đen trở thành trợ thủ đắc
lực cho mình trong quá trình trị thủy.
Hai truyền thuyết Hoàng Đế 皇帝 về trời và Hoàng Đế 皇帝 đánh Suy Vưu cũng khá phổ biến trong dân
gian. Thiên Phong Thiện 天楓善 trong Sử Ký 史記 của
Tư Mã Thiên 司馬遷 chép rằng: Hoàng Đế 皇帝 vốn là thủ lĩnh của người Hoa Hạ ở lưu vực
sông Hoàng Hà 黃河. Vì luôn bị bộ tộc của Suy Vưu xâm chiếm quấy
nhiễu, Hoàng Đế 皇帝 đã liên minh với các bộ tộc khác, được Rồng
và mãnh thú giúp sức, nên cuối cùng đánh bại Suy Vưu. Sau đó Hoàng Đế 皇帝 cùng với dân chúng khai khoáng và rèn nên một
cái đỉnh đồng lớn đặt dưới núi Kinh Sơn 京山.
Khi hoàn thành, có một con Rồng bay xuống đón Hoàng Đế 皇帝 về trời, sau đó ông trở thành thiên đế cai quản
cõi trời.
Nói đến Tứ Hải Long Vương 四海龍王 được xem là bốn nhân vật xuất hiện từ rất sớm trong truyền thuyết
Trung Quốc 中國. Các truyện này được lưu truyền trong dân
gian qua nhiều thế hệ và mang tính phổ biến rộng khắp và được ghi chép đày đủ
trong hai bộ tiểu thuyết nổi tiếng thời Minh Thanh là Phong Thần Bảng 神化表
của Hứa Trọng Lâm 許仲琳 và Tây Du Ký 西遊記 của
Ngô Thừa Ân 吳承恩.
Tứ Hải Long Vương 四海龍王 là
bốn con Rồng thần qua nhiều kiếp tu hành được Ngọc Hoàng 玉皇 giao cho nhiệm vụ cai quản các vùng biển khác
nhau.
Đông Hải Long Vương Ngao Quản mặt xanh, râu đỏ
cai quản vùng biển phía Đông.
Nam Hải Long Vương Ngao Khâm râu tóc vàng cam
cai quản vùng biển phía Nam.
Tây Hải Long Vương Ngao Nhuận râu tóc màu trắng
cai quản vùng biển phía Tây.
Bắc Hải Long Vương Ngao Thuận râu tóc toàn
đen cai quản vùng biển phía Bắc.
Tứ Hải Long Vương 四海龍王 làm chúa tể của biển cả, có quyền hành tối
cao có thể sai khiến các loài thủy tộc khác. Cai quản một đại dương mênh mông
bao la, thể hiện sức mạnh trước các loài thị tộc nhỏ bé, quyền hành thuộc về bốn
vị và nhiệm vụ của học như trong truyền thuyết với tác phẩm Tây Du Ký 西遊記 thì bốn vị có chức năng tạo mưa theo lệnh của
Ngọc Hoàng 玉皇 với lượng mưa, giờ mưa đúng quy định. Nhắc tới
đây thì không ai không nhớ đến câu chuyện về Ngọc Long玉龙 kể chuyện con Rồng có tình nghĩa, vì chứng kiến
cảnh hạn hán đói khổ điêu linh của nhân dân, lòng bất nhẫn mà vẫn thần thông
cho mưa xuống, chấp nhận vi phạm thiên điều. Ngọc Đế 玉帝 biết được nổi giận giam vào ngục, hạ lệnh khi
nào cây đậu bằng vàng nở hoa mới được thả ra. Nhân dân cảm kích trước nghĩa cử
cao đẹp của Ngọc Long 玉龙 nên
đã tề tựu lại đốt bỏng ngô nở ra như đậu vàng nở hoa, khiến Thái Bạch Kim Tinh 太白金星 chịu trách nhiệm cai quản nhìn lầm mà tha tội
cho Ngọc Long 玉龙.
Từ đó tập tục làm bỏng ngô ăn mừng vào mồng 2 tháng 2 âm lịch hằng năm được lưu
truyền về sau. Theo dã sử, Hán Cao Tổ Lưu Bang 漢高祖劉邦 ra
đời từ giấc mơ của mẹ ông thấy mình giao phối với con Rồng đen rồi mang thai
sinh ra ông. Ngoài ra ở vô số địa danh gắn liền với chữ Long như: Hắc Long
Giang, Long Đàm, Long Đầu, hồ Ngọc Long, sông Thanh Long, vịnh Thanh Long, cảng
Bạch Long… đều có vô số truyền thuyết gắn liền để giải thích nguồn gốc hình
thành của địa danh đó.
Do đó, hình ảnh con Rồng không chỉ hàm chưa ý
nghĩa triết học mà còn có giá trị tâm linh sâu sắc. Hình ảnh đó không chỉ được
lưu lại trong các phong tục tập quán cổ xưa, các tín ngưỡng tôn giáo nguyên thủy,
các hiện vật hay công trình kiến trúc, hội họa được lưu truyền qua các đời; mà
sống động hơn còn là đối tượng được đề cập trong truyền tuyết của nhiều nước
Đông Nam Á.
Tài liệu tham khảo:
1.Theo Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, NXB
Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2002.
2.Theo Sử Ký Tư Mã Thiên 史記司馬遷 , NXB Thời Đại, Phan Ngọc Dịch, 2010.
3.Tây Du Ký 西遊記, Ngô Thừa Ân 吳承恩, NXB Văn Học.
4.Hán Việt Từ Điển 漢越辭典,Thiều Chửu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét