Trải qua các giai đoạn lịch sử từ
cổ đại cho đến hiện đại, thì vào thời cổ trung đại, Trung Quốc 中国 được xem là có một nền văn học hết sức phong phú và đa
dạng. Nền văn học được phát triển mạnh mẽ qua các thời kỳ, từ thời Xuân Thu Chiến
Quốc 春秋戰國 thì văn học Trung Quốc 中国 đã bắt đầu phát triển. Mãi cho
đến thời Tây Hán 西漢, ở thời kỳ này tư tưởng Nho gia 儒家 bắt đầu được đề cao. Nho gia 儒家 là trường phái triết học rất coi
trọng việc học tập, cho nên từ Hán 漢 về sau những ngòi bút viết văn
trong xã hội Trung Quốc中国 lúc bấy giờ xuất hiện ngày càng nhiều. Đến thời Tùy Đường 隋唐, chế độ khoa cử bắt đầu ra đời, lúc này văn chương vượt
lên một đỉnh cao mới, trở thành thước đo chủ yếu của tài năng. Do đó nền văn
học Trung Quốc 中国 ngày càng có bước phát triển mạnh mẽ và có nhiều thành tựu
lớn lao. Phát triển ở nhiều thể loại như: thơ, từ, phú, kịch, tiểu thuyết…..
Thơ Đường 唐詩 được biết đến như một thành tựu rực rỡ của văn học đời
Đường 唐, văn học Trung Quốc 中国 nói riêng cũng như văn học thế
giới nói chung. Ra đời và thịnh vào khoảng năm (618-907) TCN, toàn bộ thơ ca
đời Đường 唐 có hàng nghìn bài thơ, được bảo tồn trong cuốn “ Toàn Đường
Thi” 全唐詩 gồm 48.900 bài của hơn 2.300 tác giả, thơ Đường 唐 vừa độc đáo, vừa cổ điển, lại mang màu sắc Trung Quốc 中国 rõ nét, với nhiều thể loại thơ khác nhau. Ngôn ngữ thơ Đường
唐 đơn giản, quen thuộc, có khả năng diễn đạt vô cùng tinh tế,
phong phú qua giọng điệu của các nhà thơ. Đỉnh cao thơ Đường 唐 được kết tinh qua các nhà thơ: Lý Bạch 李白, Đỗ Phủ 杜甫, Vương Duy 王维, Bạch Cư Dị 白居易…
Lý Bạch 李白(701-762) được biết đến là một trong những nhà thơ nổi
tiếng đời Đường 唐. Con người và sự nghiệp của ông từ suốt 1.300 năm nay là
đối tượng để nhiều người và hậu vi sau này nghiên cứu, tìm tòi ra nét đặc sắc
độc đáo từ nhân thân cho đến sự nghiệp thơ ca của ông. Nếu như thơ Đỗ Phủ 杜甫 trầm uất sâu lắng với phong cách hiện thực bi thiết thì thơ
Lý Bạch 李白lại phóng khoáng bay bổng, phong cách lãng mạng mãnh liệt
tươi sáng. Ông được người đời ca ngợi là “Thi Tiên” cùng với Vương Duy 王维 ( Thi Phật ) và Đỗ Phủ 杜甫 ( Thi Thánh ), là một trong ba nhân vật nổi tiếng về thơ ca
thời Đường 唐.
Là một thi sĩ - kiếm khách, ông
thích ngao du sơn thủy, coi thường danh lợi, trăng rượu, hoa, cảnh núi sông
tráng lệ, tình bằng hữu, tình quê hương… luôn hiện hữu trong những vần thơ lãng
mạng của Lý Bạch 李白.
Nhà thơ Bì Nhật Hưu thời vãn Đường 唐 nói rằng: "Từ khi nhà Đường dựng nghiệp đến giờ, ngữ ngôn ra ngoài trời đất, tư
tưởng vượt xa quỷ thần, đọc xong thì thần ruổi tám cực, lường rồi thì lòng ôm
bốn bể, lỗi lạc dị thường, không phải lời của thế gian, thì có thơ Lý
Bạch". Lý Bạch 李白làm hơn 20.000
bài thơ cả thảy, nhưng làm bài nào vứt bài đó, nên được biết
tới là nhờ dân gian ghi chép hơn cả. Sau loạn An Lộc Sơn 安祿山 thì mất rất nhiều. Đến khi
ông mất năm 762 thì người anh họ Lý Dương Lân 李陽麟 thu thập lại, thấy chỉ còn không tới 1/10
so với người ta truyền tụng. Sang năm 1080, Sung Minh Chiu người Cao
Ly 高麗 mới gom góp lại tập thơ Lý Bạch 李白, gồm 1800 bài. Đến nay thì thơ Lý Bạch 李白còn trên dưới 1000 bài, bài nào cũng được
đánh giá rất cao, nhưng nổi tiếng trong dân gian thì có: Tương Tiến Tửu, Hiệp khách hành, Thanh Bình Điệu, Hành lộ nan...
Nói đến hai chữ “
Thi Tiên” thì “ Tiên” ở đây là ý nói một người khác với người phàm, họ không
chịu ảnh hưởng bởi quy luật sinh tử “ sanh, lão, bệnh, tử” có tuổi thọ bằng
trời, đất, họ có phép thần thông, có thể đạp gió, cưỡi mây đi xa hàng nghìn
dặm. Là người rũ bỏ mọi ham muốn trần tục, thế giới của họ là quyền quý, không
có hiện tượng xấu xa như người phàm tục. Thi là thơ, “Thi Tiên” là một con
người tạo ra những tác phẩm không ai sánh được, tác phẩm mang sắc thái của “
Tiên”, âm hưởng của “ Tiên” mà người phàm không thể sáng tác được như vậy
Trong các tác
phẩm của Lý Bạch 李白được đề cập đến nhiều đề tài khác nhau từ
phong cảnh non sông hung vĩ, tình bạn tình yêu cho đến việc đã kích bọn quyền
quý xa hoa… Những đề tài trong thơ ông không tập trung như Ly Tao 離騷, Cửu Ca của Khuất Nguyên 屈原, phẫn uất vì
có tài năng mà không được dùng đến, bị vùi dập không mang niềm tin cẩn và trọng
dụng, có chí mà không được thi thố. Tư tưởng của Lý Bạch 李白không được thuần nhất như Đỗ Phủ 杜甫. Là một nhà Nho buồn vì nước, vì dân.
Muốn hòa mình vào trong lòng dân, lòng nước để phơi bày được niềm thương dân
yêu nước của mình. Bên cạnh tiếp thu cái tư tưởng Nho gia 儒家, trong ông còn có tư tưởng Đạo gia 道家 và tinh thần hiệp khách.
Cho nên cách nhìn của ông khác với Đỗ Phủ 杜甫 không có tính
thuần nhất.
Trong thơ Lý Bạch
李白trước hết thể hiện lên hình ảnh của non
song gấm vóc tráng lệ. Nhà thơ đi ngao du sơn thủy, thấy nhiều hiểu nhiều,
những sự việc củng như là khung cảnh của hiện thực đời sống đem lại cho chính Lý Bạch 李白nhiều cảm thức thẩm mỹ, cái đẹp sẵn có một
cách tự nhiên. Giống như Tư Mã Thiên 司馬遷, chính vì đi
đây đi đó, du lịch trên khắp đất nước Trung Quốc 中国, ông mới nắm
được nhiều diễn biến của lịch sử ở mọi thời đại, thu thập được nhiều kiến thức.
Mà chính như Mã Tồn một văn sĩ đời sau có nói: “ Muốn biết được cái văn của Tư
Mã Tử Trường trước hết phải biết được cái chơi của Tử Trường”.
Đến Lý Bạch 李白củng vậy, với ngòi bút phóng khoáng của
mình đã tái hiện lại nước non hùng vĩ trong thơ. Sông Hoàng Hà 黃河, thác Núi Lư nhiều lần đi vào thơ ông
thật hung vĩ:
Trong bài ( Tương
Tiến Tửu ) 將進酒 có câu:
君不見 黃河之水天上來
奔流到海不復回.
Quân bất kiến Hoàng hà chi thủy thiên thượng
lai
Bôn lưu đáo hải bất phục hồi.
“
Há chẳng thấy nước sông Hoàng Hà từ trời tuôn xuống
Chảy
tuột về biển Đông, chẳng quay về.
Dòng
sông Hoàng Hà như sống dậy dưới ngòi bút nhà thơ. Hay như trong bài “ Vọng Lư
Sơn Bộc Bố” :
望廬山瀑布
日照香爐生紫煙,
遙看瀑布掛前川。
飛流直下三千尺,
疑是銀河落九天。
Vọng Lư Sơn Bộc Bố
Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên
Dao khan Bộc Bố quải tiền xuyên
Phi lưu trực há tam thiên xích
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên
“Xa ngắm thác núi Lư
Nắng rọi Hương Lô khói tía bay,
Xa trông dòng thác trước sông này.
Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước,
Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây.”
Ngay câu đầu, nhà thơ đã vẽ nên
cảnh sắc Lư Sơn thật là mĩ lệ. Tiếp đến lại nói đến xa trông mà không phải là
nhìn ngắm ở khoảng cách gần, đó chính là lý do của chữ nghi ( ngỡ, tưởng ) một
sự tưởng tượng kì lạ đượm sắc lãng mạn, thần bí mà lại tự nhiên “Ngân Hà Lạc
Cửu Thiên”. Vẻ đẹp của thác nước tuôn trào từ núi cao hiện ra sống động trước
mắt mà âm vang của nó như cũng làm ta cảm nhận được. Cảnh tượng Lư Sơn được
miêu tả trong trạng thái động làm cho hồn thơ bay bổng, thoát tục.
Lư Sơn là dãy núi ở Sơn Tây Trung
Quốc 山西中国, có nhiều ngọn chảy dài, nhưng chỉ có một ngọn là có thác
đổ. Ta thấy thế nước cao rơi xuống ba nghìn thước, qua cái nhìn của Lý Bạch ông
so sánh với dải Ngân Hà 銀河 dường như tuột khỏi mây. Thấy được sự phóng khoáng thanh thoát trong suy nghĩ của tác giả đồng
thời tạo cho câu thơ khỏe khoắn, đầy sức sống. Dẫn người đọc đi vào những hình
ảnh được nhà thơ phá cách bởi sự liên tưởng độc đáo, mạnh mẽ, trí tưởng tượng
phong phú.
Giữa nền xanh của núi, hơi nước
trắng rọi tỏa như khói hương là dòng nước bạc đồ sộ, tuôn dài như một tấm vải
trắng. Bài “ Xa ngắm thác núi lư” của “Thi Tiên” Lý Bạch 李白đã lưu lại cái đẹp hùng vĩ, nét tráng lệ mà thiên nhiên ban
tặng, thể hiện được tình yêu quê hương đất nước của tác giả. Lòng yêu nước ấy
bắt nguồn từ những hình ảnh mà cuộc sống của thiên nhiên, quê hương ban tặng
vậy.
Và ở đây, ta thấy khoa trương,
thủ pháp mà Lý Bạch sử dụng là bắt nguồn
từ hiện thực, bởi vậy cả bài thơ là một bức tranh thiên nhiên kì vĩ có hình và
có thần.
Tô Thức, nhà thơ (đúng hơn là nhà
sáng tác từ) đời Tống có lời bình như sau: Đế khiển Ngân Hà nhất phái thùy, Cổ
lai duy hữu trích tiên từ. (Nghĩa là: Trời khiến một giải Ngân Hà sa xuống,
nhưng từ xưa tới nay chỉ có lời (thơ) của trích tiên – chỉ Lý Bạch).
Bên cạnh tư tưởng Nho gia
儒家 thì tư tưởng Đạo gia
道家 củng được Lý Bạch
李白tiếp thu. Ngay từ lúc hàn vi ông đã có cách sống phóng túng,
tự do, ngao du sơn thủy, khinh miệt phú quý, coi thường danh tước. Khi rơi vào
con đường “ Bất Đắc Chí”
不得志 thì Đạo gia
道家 lúc này lại chiếm ưu thế. Ngoài Đạo gia
道家 thì tư tưởng du hiệp cũng chiếm địa vị trong thơ ông. Tạo
nên những vần thơ phóng túng, sảng
khoái, thanh thoát. Thơ ông mượn bóng trăng, cõi tiên để tâm sự. Cõi tiên trong
thơ ông là một thế giới lý tưởng, kỳ ảo. Trong giấc mơ thì ông như lạc vào cõi
tiên với nhiều điều thú vị, cái tươi vui, đẹp đẽ được hiện ra trong chính ông
nhưng khi trở về với hiện thực thì ông lại ngán ngẫm muốn mình mãi mãi lạc vào
cõi “Tiên” để mơ thấy được những điều tốt đẹp nhất. Lý Bạch
李白bắt đầu có những lý tưởng cảm thức thẩm mỹ về ngoạn cảnh
thiên nhiên siêu thoát và thế giới thần
tiên kỳ ảo.
Lý Bạch 李白tự xưng mình là “Tiên”. Trong bài: Ðáp Hồ Châu Ca Diệp tư
mã vấn Bạch thị hà nhân .
答湖州迦葉司馬問白是何人
青蓮居士謫仙人,
酒肆藏名三十春。
湖州司馬何須問?
金粟如來是後身。
Ðáp Hồ Châu Ca Diệp tư mã vấn Bạch
thị hà nhân
Thanh Liên cư sĩ trích tiên
nhân,
Tửu tứ tàng danh tam thập xuân.
Hồ Châu tư mã hà tu vấn ?
Kim Túc Như Lai thị hậu thân.
“Đáp tư mã Ca Diệp ở Hồ Châu hỏi
ông Bạch là ai
Cư sĩ làng Thanh Liên người vốn là tiên bị đày
Uống rượu thoải mái, mai danh đã ba mươi năm
Tư mã Hồ Châu hỏi tới làm gì ?
Kiếp sau sẽ là Kim Túc Như Lai đấy.”
Lý Bạch 李白say rượu, lấy rượu làm bạn một mình hiên ngang giữa trời
đất và trong lúc say ông mơ thấy có một bấy tiên nữ bay xuống viếng thăm, nhảy
múa, vẩy nước cam lộ rồi chào tạm biệt ông. Sau khi tỉnh, Lý Bạch 李白đã lấy cảm hứng từ
điệu nhảy của bầy tiên nữ và viết nên những vần thơ bất hủ. Tuy say nhưng trong
cái say của Lý Bạch 李白ông đã đặt ngòi bút của mình sang tác nên những vần thơ
tuyệt vời, lấy cảm hứng từ chốn thiên thượng cùng với tâm thức của Lý Bạch 李白nhìn từ trên xuống thế giới trần tục mà viết. Những tác
phẩm của ông biểu hiện nên một cảnh giới “ thiên nhân hợp nhất” 天人合 一. Tâm hồn lãng mạng tiêu dao tự
tại không bị ràng buộc, thích làm gì thì làm. Những tác phẩm mang chất “Tiên”
đậm nét phóng khoáng không ràng buộc, tinh tế. Chính vì thế mà người ta gọi ông
là “Thi Tiên”
Tuy bị giáng chức, không được
trọng dụng nhưng trong ông vẫn không bi quan mà thay vào đó là niềm lạc quan.
Ông nghĩ rằng: Ở trên trời cao có trăng sáng, có bầy tiên nữ bay lượn, những đám
mây phước lành và dải Ngân Hà 銀河 rộng lớn thì việc ông bị giáng
chức bất quá chỉ như cơn gió to thổi bay mũ hà tất phải ưu sầu.
Trong các tác phẩm của mình, Lý
Bạch
李白đều mang chủ nghĩa lãng mạng tích cực, Lý Bạch
李白tiếp thu ảnh hưởng của Thi Kinh
詩經, nhưng sâu sắc nhất vẫn là Sở Từ của Khuất Nguyên
屈原. Khuất Nguyên
屈原 đã xây dựng được một loạt những hệ thống hình
tượng sinh động, đẹp đẽ kì vĩ khá hoàn chỉnh nhằm phản ánh chân thực mâu thuẩn
xã hội và xung đột nội tâm. Từ đó người đọc nhận ra lý tưởng , tình cảm mãnh
liệt cùng hoài bão to lớn của tác giả “ Huyền thoại hóa” có thể nói là bút pháp
chủ đạo của Ly Tao, Cửu Chương, Cửu Ca..
Lý Bạch
李白kế thừa Khuất Nguyên
屈原 nhưng phát huy cao hơn với tinh thần sáng tạo
cách tân. Để thể hiện tình cảm mãnh liệt của mình, hình ảnh trong thơ ông
thường sống động, to lớn, đẹp đẽ. Ông ví mình là “ Hoàng hải ngư”
皇海漁 tức là con cá nằm ngang biển.
Hình ảnh thiên nhiên trong thơ ông
cũng mang sắc thái đặc biệt. thiên nhiên trong thơ ông không tĩnh như trong thơ
Vương Duy 王维, cũng không
nghẹn ngào nức nở như trong thơ Đỗ Phủ 杜甫 mà mênh mông, phóng túng, bay
bổng huy hoàng.
Trong thơ ông luôn xuất hiện hình
ảnh bóng trăng, nỗi nhớ quê hương đất nước trong đêm vắng của ông củng được thể
hiện rõ qua hình ảnh của ánh trăng. Từ hình ảnh ánh trăng mang lại cho Lý Bạch 李白 nhiều nỗi khắc khoải về quê hương. Thể hiện rõ nét qua bài
thơ “Tĩnh Dạ Tư”
靜夜思
床前明月光,
疑是地上霜。
舉頭望明月,
低頭思故鄉。
Tĩnh dạ tư
Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.
“NỖI NHỚ TRONG ĐÊM VẮNG
Đầu giường ánh trăng rọi,
Mặt đất như phủ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.”
Bài thơ này điển hình cho phong
cách thơ của Lý Bạch: Thanh thủy xuất phù dung, Thiên nhiên khứ điêu sức (theo
lời giáo sư Lí Tề Dã), nghĩa là: Hoa sen mọc lên từ nước trong ; Thiên nhiên
không cần phải bài trí, gia công.
Đỗ Phủ có câu thơ rằng: Nguyệt thị
cố hương minh (nghĩa là: Trăng là ánh sáng quê hương). Nhà thơ vốn mẫn cảm, vậy
trăng sáng có thể dẫn tới nhiều tâm tư mà hoài niệm quê hương là một khía cạnh
trong đó. Trong thơ có nói tới sàng tiền (đầu giường), ta nghĩ ngay đến cảnh mơ
màng sắp chìm vào giấc ngủ hoặc chợt tỉnh, và do đó mà ngỡ (nghi) ánh trăng là
sương trên mặt đất. Ngẩng đầu lên thấy ngay trăng sáng, nhưng lúc cuối đầu là
nỗi nhớ quê day dứt. Thường thì chiều sâu của nỗi nhớ quê là ý tại ngôn ngoại.
Thủ pháp nghệ thuật ở đây là bạch miêu ( vốn là thủ pháp hội họa Trung Quốc,
chỉ vạch các đường nét chứ không tô điểm hoặc vẽ màu. Thuật ngữ này dùng trong
thi ca, chỉ bút pháp thơ mộc mạc, không trau chuốt, không màu mè, mà phác họa
hình tượng tươi tắn, sinh động), mà chỉ những bậc thi hào mới có thể vận dụng
một cách tự nhiên và đạt đến hiệu quả cao.
Trên cơ sở trí tưởng tượng phong
phú bay bổng, trong mọi đề tài, ông thông qua cảnh giới thần tiên, ảo tưởng,
siêu phàm để thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của bản thân, lấy chuyện ngày xưa để
nói chuyện hiện tại, nhất là khi ông bày tỏ lòng căm ghét, phê phán, đã kích.
Ông lại gửi gắm tâm hồn, tư duy của mình vào thiên nhiên. Thiên nhiên như một
người bạn tri âm tri đắc, hiểu rõ nỗi lòng ông, an ủi, khuyến khích, giúp đỡ ông
xua tan những cái xấu xa, đưa lại những điều tốt đẹp.
Lý Bạch
李白là nhà thơ lớn thời thịnh Đường
唐. Người ta gọi là “Thi Tiên”, đó là địa vị của ông trên thi
đàn văn thơ là tình cảm quần chúng đối với ông, một nhà thơ lãng mạn tích cực.
Ông thừa kế truyền thống ưu tú của Kuất Nguyên
屈原, là người đưa thơ ca phải có “ Phong Cốt Kiến
An”
風骨見安 của Trần Tử Ngang
陳子昂 thời thịnh đường đến chổ được
khẳng định. Ông có ảnh hưởng tích cực đến đời sau, phong cách hào phóng bay
bổng, lãng mạn, tiêu dao tự tại trong thơ ca Lý Bạch
李白.
Lý Bạch 李白để lại hơn 900 bài thơi cho đến bây giờ, ngoài ra còn có
hơn 60 bài văn xuôi. Với sức tưởng tượng lạ lùng và khí phách hoành tráng, thơ
của Lý Bạch 李白hấp dẫn mọi người, ảnh hưởng sâu xa tới đời sau, Lý Bạch 李白được đời sau gọi là “Thi Tiên”.
Tài liệu tham khảo:
1.Thơ Đường bình giải, Nguyễn Quốc
Siêu, NXB giáo dục – 1998.
2.Lịch sử văn học Trung Quốc, NXB
giáo dục – 1998.
3.Đường thi tam bách thủ, Viên
Thu, NXB thời đại.